NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỲNH PHỤ NĂM 2016

Lê Văn Tuấn 1,, Ninh Thị Nhung2, Phan Hướng Dương3
1 Bệnh viện Đa khoa Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
2 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
3 Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng người từ 60-70 tuổi tại khoa khám bệnh Bệnh viện
đa khoa huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 420 bệnh
nhân đến khám tại khoa khám bệnh.
Kết quả: Trong 420 đối tượng nghiên cứu gồm; 207 bệnh
nhân 60- 65 tuổi và 213 bệnh nhân > 65 tuổi. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đánh giá theo
BMI, tỷ lệ CED là 23,1%, nam 32,1%, nữ 14,2%, với p<0,05, thừa cân béo phì là 20,9% với p >
0,05. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đánh giá theo SGA nguy cơ SDD là 35,7%, nam 28,7%,
nữ 42,5%, với p > 0,05. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đánh giá theo MNA, nguy cơ SDD
là 40,0%, SDD là 14,6%, nam cao hơn nữ, với p > 0,05. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng nhóm lương
thực thực phẩm thường xuyên ≥ 3 lần/tuần nhiều nhất ở nhóm lương thực giàu đạm là đậu phụ và
thịt lợn. Ở nhóm lương thực thực phẩm giàu tinh bột là gạo, bún phở. Nhóm lương thực thực phẩm
năng lượng giàu lipid là dầu ăn thực vật và mỡ động vật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Hồng Trường, (2009). Thực trạng bệnh tật và dinh dưỡng của người cao tuổi tại một số xã thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Luận văn chuyên khoa cấp II Đại học Y Thái Bình: tr. 61.
2. Hà Thị Ninh, Lê Hoàng Ninh, và Nguyễn Thị Kim Tiến (2014). Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện mỏ cày Bắc tỉnh Bến tre năm 2011. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 18 của Số 6: tr. 223.
3. Ninh Thị Nhung, (2013). Đặc điểm khẩu phần và tình trạng nhân trắc của sinh viên hệ chính quy trường đại học y Thái Bình năm 2012. Tạp chí Y học thực hành, 873 số 6: tr. 44-45.
4. Trần Thị Phúc Nguyệt, Nguyễn Văn Khiêm (2014). Tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 2012. Tạp chí y học dự phòng, Tập XXIV số 7 (156): tr. 160-161.
5. Đỗ Thanh Giang, Phạm Ngọc Khái (2011). Tỷ lệ người cao tuổi mắc gầy còm, thừa cân béo phì và một số yếu tố liên quan tại nông thôn Thái Bình năm 2010. Tạp chí Y học thực hành (729), 11: tr. 49-51.
6. Nguyễn Đỗ Huy (2013). Các chỉ số liên quan tới dinh dưỡng của bệnh nhân theo tình trạng dinh dưỡng tại bệnh viện tỉnh Hải Dương. Tạp chí y tế công cộng, 28: tr. 42-44.
7. Tô Thị Hải (2014). Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Hải năm 2014. Luận Văn Thạc sĩ Y tế Công cộng Đại học Y dược Thái Bình: tr. 83.
8. Nguyễn Đỗ Huy, Nguyễn Nhật Minh (2012). Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2012. Tạp chí y tế công cộng, 23, tr. 4-6.
9. Dương Thị Kim Loan, Công Huyền Tôn Nữ Bảo Liên, và Nguyễn Thị Tiến (2014). Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân gẫy xương tại Bệnh viện Thống Nhất. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 18 Số 3 năm 2014: tr. 44.

Các bài báo tương tự

1 2 > >> 

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.