TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2020

Nguyễn Thanh Hải1, Phạm Thị Dung2, Nguyễn Ngọc Minh3, Nguyễn Trọng Hưng4
1 Trường Trung cấp Y tế Hòa Bình
2 Trường ĐH Y Dược Thái Bình
3 Sở Y tế Nam Định
4 Viện Dinh dưỡng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 102 đối tượng bằng cách phỏng vấn theo bộ câu hỏi và thu thập kết quả xét nghiệm trong bệnh án. Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của người bệnh viêm gan điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hòa Bình năm 2020. Kết quả: Tình trạng dinh dưỡng theo BMI: tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (TNLTD) 9,8%; tỷ lệ đối tượng thừa cân, béo phì (TCBP) là 8,8% và 1,0% đều gặp ở nam giới. 63,7% có tỷ số vòng eo/vòng mông cao. Tình trạng dinh dưỡng theo SGA: 46,1% SDD mức độ nhẹ/vừa (SGA-B) và 2,0% ở mức nặng (SGA-C). Viêm gan cấp có 45,7% SDD nhẹ/vừa; 5,7% SDD nặng. Viêm gan mạn, viêm gan do rượu có tỷ lệ SDD nhẹ/vừa là 37,8% và 56,7%. Tỷ lệ bị thiếu máu cao nhất ở đối tượng viêm gan do rượu, trong đó thiếu máu nhẹ là 23,3%, thiếu máu vừa là 40,0% và 26,7% thiếu máu nặng. Nhóm viêm gan do rượu cũng là nhóm có chỉ số albumin thấp chiếm tỷ lệ cao nhất.  Kết luận: Người bệnh viêm gan có nguy cơ SDD, tỷ lệ thiếu máu, tỷ lệ Albumin thấp cao, đặc biệt là viêm gan do rượu. Cần tăng cường sàng lọc, đánh giá và can thiệp dinh dưỡng thường xuyên tại các khoa lâm sàng, đặc biệt là các nhóm bệnh có nguy cơ cao suy dinh dưỡng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trường Đại học Y Hà Nội (2004). Bài giảng Viêm gan - Bệnh học Nội khoa. Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Vũ Bằng Đình (1985). Viêm gan vi- rus. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 201-223
3. Phạm Song (2008). Những vấn đề cơ bản và mới về bệnh viêm gan do virus. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 109-213
4. Nguyễn Thị Kim Thư (2000). Diễn biến lâm sàng, rối loạn chức năng gan và mối liên quan với AFP trong bệnh viêm gan virus B, xơ gan và ung thư gan. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Hà Nội.
5. Amany M. Abdelhafez (2018). As- sessment of Nutritional Status in Chronic Hepatic Patients at Ain Shams University Hospital. The Egyptian Journal of Community Medicine, 36(2), pp. 13-19.
6. Shaheen Butt andParvez Ahmed (2009). A Study of Malnutrition among Chronic Liver Disease Patients. Pakistan Journal of Nutrition, 8(9), pp. 1465-1471.
7. Đỗ Thu Nga (2019). Lo âu và một số yếu tố liên quan trên người bệnh viêm gan virut B mạn điệu trị tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai. Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long.
8. Hứa Văn Danh (2016). Đặc điểm nhiễm siêu vi viêm gan N ở người cao tuổi đến khám tại Bệnh viện TP. Phan Thiết - Bình Thuận. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 20(1), trang 279-284.
9. Trần Thị Khánh Tường (2015). Nghiên cứu giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng phối hợp kỹ thuật ARFI với APRI ở các người bệnh viêm gan mạn. Luận án Tiến sĩ y học, Chuyên ngành Nội tiêu hóa, Trường Đại học Y Dược Huế.
10. Lư Quốc Hùng (2018). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ý nghĩa của Fibroscan, Fibrotest trong chẩn đoán xơ hóa gan ở người bệnh viêm gan B, C mạn tính. Luận án tiến sĩ y học, Chuyên ngành tiêu hóa, Học viện Quân y.
11. Lê Nguyễn Thùy Khanh (2008). Mối liên quan giữa nhiễm virus viêm gan C và bệnh đái tháo đường típ 2. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 12(2), trang 81-88.
12. Đoàn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Trọng Hưng, Phạm Ngọc Khái (2018). Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh viêm gan nằm điều trị nội trú tại Bệnh viên đa khoa thành phố Thái Bình năm 2017. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 14(3), trang 32-36.
13. Hoàng Đức Hạ (2020). Đặc điểm lâm sàng và huyết học ở người bệnh nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng. Tạp chí Y học dự phòng, 30(2), trang 129-133.