HIỆU QUẢ CAN THIỆP BỔ SUNG THỰC PHẨM CHO PHỤ NỮ TRƯỚC VÀ TRONG KHI CÓ THAI TỚI TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU Ở PHỤ NỮ CÓ THAI

Hoàng Thu Nga1,, Nguyễn Thị Lâm1, Từ Ngữ2, Phí Ngọc Quyên1, Henri Dirren3, Janet C. King
1 Viện Dinh dưỡng
2 Hội Dinh dưỡng Việt Nam
3 Bệnh viện Nhi Oakland

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu can thiệp có đối chứng tại cộng đồng trên 144 đối tượng là phụ nữ mới kết hôn, chưa có thai huyện Cẩm Khê, Phú Thọ nhằm đánh giá hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm trước và trong khi có thai tới tình trạng thiếu máu và một số chỉ số liên quan ở phụ nữ có thai (PNCT). Nội dung can thiệp: Đối tượng được chia thành 2 nhóm, nhóm can thiệp được bổ sung thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin A, vitamin B12 và folate sẵn có tại địa phương 5 ngày/tuần từ trước khi có thai cho đến khi sinh và nhóm chứng không được bổ sung thực phẩm. Kết quả: Can thiệp bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai có hiệu quả cải thiện nồng độ cobalamin huyết thanh khi thai 32 tuần nhưng chưa cho thấy hiệu quả tới nồng độ Hb, sự thay đổi nồng độ Hb trung bình. Can thiệp bằng thực phẩm làm giảm 2,3% số trường hợp thiếu máu nhưng sự khác biệt về tỷ lệ thiếu máu chưa khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Viện Dinh dưỡng (2015). Số liệu điều tra về vi chất dinh dưỡng năm 2014-2015. http://vichat.viendinhduong.vn/vi/so-lieuthong-ke-vcdd.nd29/so-lieu-thong-ke-vetinh-hinh-thieu-vi-chat-dinh-duong-o-viet-nam-qua-cac-nam.i103.html.
2. Caan B et al (1987). Benefits associated with WIC supplemental feeding during the interpregnancy interval. Am J Clin Nutr 1987;45:29-41.
3. Susser M, Stein Z. Timing in prenatal nutrition: a reprise of the Dutch famine study. Nutr Rev 1994;52:84-94
4. Charan J, Biswas T (2013). How to Calculate Sample Size for Different Study Designs in Medical Research? Indian Journal of Psychological Medicine,
35(2):121-126. doi:10.4103/0253-7176.116232.
5. Trương Hồng Sơn (2012). Hiệu quả can thiệp cộng đồng bằng bổ sung sớm MMN
dinh dưỡng trên phụ nữ tại một số xã thuộc tỉnh Kom Tum và Lai Châu, Luận
án Tiến sỹ Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng.
6. Rosalind S. Gibson (2005). Principles nutritional assessment – The second edition. Oxford University Press.
7. Hanieh S, Ha TT, Simpson JA, Casey GJ, Khuong NC, et al. (2013). The Effect of Intermittent Antenatal Iron Supplementation on Maternal and Infant Outcomes in Rural Viet Nam: A Cluster Randomised Trial. PLoS Med 10(6): e1001470. doi:10.1371/journal.pmed.1001470.
8. Nguyen PH, Young M, GonzalezCasanova I, Pham HQ, Nguyen H, Truong TV, et al. (2016). Impact of Preconception Micronutrient Supplementation on Anemia and Iron Status during Pregnancy and Postpartum: A Randomized Controlled Trial in Rural Vietnam. PLoS ONE 11(12): e0167416. doi:10.1371/journal.pone.0167416
9. RamK.Chandyo,ManjesworiUlak, HalvorSommerfelt, Jørn Schneede, Per M. Ueland and Tor A. Strand (2016). Nutritional Intake and Status of Cobalamin and Folate among Non-Pregnant women of Reproductive Age in Bhaktapur, Nepal. Nutrients 2016, 8, 375;
doi:10.3390/nu8060375
10.Joanne E. Arsenault et al (2012).Very Low Adequacy of Micronutrient Intakes by Young Children and Women in Rural Bangladesh Is Primarily Explained by Low Food Intake and Limited Diversity. The Journal of Nutrition. First published ahead of print December 19, 2012 as doi: 10.3945/jn.112.169524, p197-203
11.Baker H, Frank O, ThomsonAD et al (1975). Viatmin profile of 174 mothers and newborn at parturition. Am J Clin Nutr, 28:59-65.
12.Fernades-Costa F, Metz J (1982). Levels of transcobalamins I, II, and III during pregnancy and in cord blood. Am J Clin Nutr, 35:87-94

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.