MỐI LIÊN QUAN GIỮA HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC VÀ TÌNH TRẠNG ACID URIC CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH 40-69 TUỔI TẠI MỘT XÃ VÀ THỊ TRẤN THUỘC HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu bệnh-chứng trên 145 đối tượng có tăng acid uric máu và 301 đối tượng có acid
uric máu bình thường tại thị trấn Phùng và xã Tân Hội thuộc huyện Đan Phượng, Hà Nội, nhằm
tìm hiểu mối liên quan giữa hoạt động thể lực và tình trạng acid uric máu ở người trưởng thành
từ 40 đến 69 tuổi. Đối tượng được lấy máu mao mạch đầu ngón tay để xác định nồng độ acid uric
máu và phỏng vấn hoạt động thể lực trong tháng qua. Kết quả cho thấy: Thời gian tĩnh tại của
nhóm đối tượng tăng acid uric (3,4 giờ/ngày) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (2,8
giờ/ngày), p<0,05. Đối tượng có thời gian tĩnh tại từ 5 giờ mỗi ngày trở lên có nguy cơ bị tăng
acid uric gấp 2 lần (OR=2, 95% CI: 1,2-3,4) và thừa cân béo phì gấp 2,7 lần (OR= 2,7; 95%
CI:1,6-4,6) so với nhóm đối tượng có thời gian tĩnh tại dưới 5 giờ. Thời gian hoạt động thể lực
(HĐTL) trung bình mỗi ngày của nhóm tăng acid uric không khác biệt so với nhóm acid uric bình
thường, 50% số đối tượng ở cả hai nhóm có thời gian HĐTL trung bình 120 phút/ngày. Không có
sự khác biệt giữa hai nhóm về các tỷ lệ: ít hoạt động thể lực trong lao động; không di chuyển bằng
xe đạp/đi bộ, không chơi thể thao, ít HĐTL nặng, ít HĐTL trung bình và tỷ lệ ít HĐTL theo MET
phút.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ít hoạt động thể lực, tăng acid uric, thời gian tĩnh tại, Hà Nội