ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN CƠ THỂ VÀ TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG CỦA TRẺ TỪ 6 ĐẾN 23 THÁNG TUỔI TẠI MỘT XÃ CỦA TỈNH VĨNH PHÚC BẰNG KỸ THUẬT NƯỚC DÁN NHÃN KÉP VỚI ĐỒNG VỊ BỀN (2H-Deuterium và 18O)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Có rất ít dữ liệu về đánh giá “chất lượng” tăng trưởng và nhu cầu năng lượng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm đánh giá thành phần cơ thể và tiêu hao năng lượng/ngày của trẻ 6-23 tháng tuổi (30 trẻ trai và 30 trẻ gái) bằng ứng dụng kỹ thuật nước dán nhãn kép đồng vị bền (DLW) dưới sự hỗ trợ của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Phương pháp: Trẻ tham gia nghiên cứu uống liều DLW (H18O và D2O) được chuẩn bị tương ứng với cân nặng. Trẻ được lấy 6 mẫu nước tiểu trước khi uống và 4-6 giờ sau khi uống liều DLW, ngày thứ 1, 2, 3 và ngày 6, 7 (trẻ < 12 tháng) hoặc ngày 9, 10 (trẻ ≥ 12 tháng) sau ngày trẻ uống liều DLW. Mẫu nước tiểu được phân tích bằng máy khối phổ so sánh tỷ lệ đồng vị (IRMS).
Kết quả: Khối lượng khối mỡ và không mỡ trung bình của trẻ tương ứng là 1,5±1,3 kg (15,6% trọng lượng cơ thể) và 8,2±1,6 kg (84,4% trọng lượng cơ thể). Khối lượng khối không mỡ trung bình của trẻ trai cao hơn trẻ gái (p<0,05). Tổng năng lượng tiêu hao của trẻ là 1153,3±668,9 kcal, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo giới (p>0,05).
Kết luận: Việc ứng dụng kỹ thuật DLW trong đánh giá thành phần cơ thể và tiêu hao năng lượng cung cấp sự hiểu biết rõ ràng hơn về sự tăng trưởng cũng như nhu cầu năng lượng của trẻ nhỏ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thành phần cơ thể, tiêu hao năng lượng, trẻ nhỏ, nước dán nhãn kép
Tài liệu tham khảo
2. Mạng lưới giám sát dinh dưỡng toàn quốc-VDD: Kết quả tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi các tỉnh/thành phố giai đoạn 2021-2023. Viện Dinh dưỡng, ban hành kèm công văn số 807/VDD-GSDD ngày 19 tháng 8 năm 2024, link: https://chuyentrang.viendinhduong.vn/vi/so-lieu-thong-ke/so-lieu-thong-ke-266.html.
3. Davidsson LaCS. Body Composition Assessment from Birth to Two Years of Age. IAEA Human Health Series No 22 2013.
4. Lee SYaDG. Assessment methods in human body composition. Curr Opin Clin Nutr Metab Care. 2008;11(5):566-572.
5. Ojiambo R, Gibson AR, Konstabel K, Lieberman DE, Speakman JR, Reilly JJ, et al. Free-living physical activity and energy expenditure of rural children and adolescents in the Nandi region of Kenya. Annals of Human Biology. 2013;40(4):318-23.
6. Salazar G, Vásquez F, Rodríguez MP, Andrade AM, Anziani MA, Vio F, et al. Energy expenditure and intake comparisons in Chilean children 4-5 years attending day-care centres. Nutricion Hospitalaria. 2015;32(3):1067-74.
7. IAEA (2009). Assessment of Body Composition and Total Energy Expenditure in Humans Using Stable Isotope Techniques. IAEA Human Health Series No. 3
8. Trần Thị Minh Nguyệt, Trần Thúy Nga, Nguyễn Thị Việt Hà, Trần Khánh Vân, Nguyễn Thị Lan Phương, Lê Thị Thùy Dung, Đăng Thị Hạnh. Hiệu quả bổ sung gói đa vi chất kết hợp truyền thông giáo dục chăm sóc, nuôi dưỡng đến tình trạng nhân trắc của trẻ 6 - 11 tháng ở một số xã nông thôn tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Tạp Chí Y học Dự phòng. 2023. 33(4):116–123.
9. Fomon SJ, Haschke F, Ziegler EE, Nelson SE. Body composition of reference children from birth to age 10 years. The American Journal of Clinical Nutrition. 1982;35(5Suppl):1169-1175.
10. Duren DL, Sherwood RJ, Czerwinski SA, Lee M, Choh AC, Siervogel RM, et al. Body composition methods: comparisons and interpretation. J Diabetes Sci Technol. 2008;2(6):1139-46
11. Wells JCK, Davies PSW, Fewtrell MS, Cole TJ. Body composition reference charts for UK infants and children aged 6 weeks to 5 years based on measurement of total body water by isotope dilution. European Journal of Clinical Nutrition. 2020 Jan;74(1):141-148.
12. Rigo J. Body composition during the first year of life. Nestle Nutrition workshop series Paediatric programme. 2006;58:65-76; discussion -8. PubMed PMID: 16902326.
13. Santos IS, Costa CS, Hills AP, Ariff S, Wickramasinghe VP, Norris S, et al. Infant body composition at 6 and 24 months: what are the driving factors? European Journal of Clinical Nutrition. 2023. PubMed PMID: 37563230.
14. Ua-Areechit T, Suteerojntrakool O, Pongcharoen T, Winichagoon P, Judprasong K, Murphy-Alford AJ, et al. Breastfeeding duration is associated with higher adiposity at 6-8 months of age. Maternal & Child Nutrition. 2023;19(1):e13438.
15. Lê Danh Tuyên. 1000 ngày vàng- cơ hội đừng bỏ lỡ. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2015;11(1):1-5.
16. Viện Dinh dưỡng. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2016:33.
Các bài báo tương tự
- Hoàng Văn Phương, Lê Danh Tuyên, Trần Thúy Nga, Nguyễn Song Tú, TÌNH TRẠNG THIẾU KẼM VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ 36-59 THÁNG TUỔI SUY DINH DƯỠNG VÀ NGUY CƠ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI TẠI HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM, NĂM 2015 , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 13 Số 6 (2017)
- Trương Thị Thùy Dương, Lê Thị Thanh Hoa , THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ DƯƠNG THÀNH, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 19 Số 4+5 (2023)
- Lê Nguyễn Bảo Khanh, Paul Deurenberg, Lê Thị Hợp, Lê Danh Tuyên, THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN KHẢO SÁT DINH DƯỠNG ĐÔNG NAM Á TẠI VIỆT NAM , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 12 Số 1 (2016)
- Hà Minh Hải, Lê Thị Hương, Dương Thị Phượng, Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Thái Hà, KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC TRẺ VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VÀ KHÁM DINH DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2017 , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 13 Số 4 (2017)
- Ths Võ Thị Hoàng Loan, Nguyễn Thị Nhí, BSCKI Huỳnh Thái Ngọc, CN Nguyễn Kiên Nhẩn, TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI THUỘC HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO, HỘ MỚI THOÁT NGHÈO TẠI TỈNH HẬU GIANG NĂM 2023 , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 20 Số 5 (2024)
- Trần Thị Nguyệt Nga, Vũ Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lâm, Lê Danh Tuyên, TÌNH TRẠN DINH DƯỠNG VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ 12 -36 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN GIA LỘC TỈNH HẢI DƯƠNG , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 12 Số 3 (2016)
- Lê Văn Cư, Nguyễn Đức Cường, Trương Thị Tú, Đặng Thị Thủy, NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI 3 XÃ MIỀN NÚI HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2012 , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 12 Số 5.2 (2016)
- Hoàng Thị Hào, Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Lân, Lưu Kim Lệ Hằng, TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI CỦA TRẺ 6-23 THÁNG TUỔI TẠI 2 HUYỆN CỦA TỈNH THANH HÓA NĂM 2013 , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 12 Số 5.2 (2016)
- Thạc sĩ Nguyễn Văn Lệ, Trần Thúy Nga, Huỳnh Nam Phương, Trần Khánh Vân, Nguyễn Thị Lan Phương, Lê Ánh Hoa, Lê Văn Thanh Tùng, Đinh Thị Thu Hằng, Nguyễn Hữu Chính, TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN TRẺ EM 24-59 THÁNG TUỔI Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2022 , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 20 Số 6 (2024): HỘI NGHỊ KHOA HỌC VIỆN DINH DƯỠNG NĂM 2024
- Phạm Thị Thư, Trương Tuyết Mai, Vũ Văn Thái, TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ EM TỪ 36-59 THÁNG TUỔI TẠI 2 XÃ HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 13 Số 1 (2017)
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.