TÌNH TRẠN DINH DƯỠNG VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ 12 -36 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN GIA LỘC TỈNH HẢI DƯƠNG

Trần Thị Nguyệt Nga1,, Vũ Thị Thu Hiền2, Nguyễn Thị Lâm2, Lê Danh Tuyên2
1 Bệnh viện Việt Nam Cu Ba
2 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD thấp còi của trẻ 12 – 36 tháng tuổi ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Phương pháp: 2 trường mầm non đã được chọn ngẫu nhiên trên địa bàn huyện Gia Lộc, Hải Dương để nghiên cứu. Toàn bộ 263 trẻ 12- 36 tháng đang học tại hai trường đã được cân, đo chiều cao. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến SDD thấp còi như: cân nặng sơ sinh, tiền sử bệnh tật... được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số Z – score chiều cao và cân nặng theo tuổi sử dụng chuẩn tăng trưởng WHO 2006. Kết quả: Tỷ lệ SDD thấp còi chung khá cao (25,9%), ở trẻ nữ là 30,5%, ở trẻ nam là 22,1%, không có sự khác biệt có YNTK giữa nam và nữ. Tỷ lệ SDD nhẹ cân chung là 11,8%, ở nam là 11%, ở nữ là 12,7%, không có sự khác biệt có YNTK giữa 2 giới. Tỷ lệ SDD nhẹ cân ở nhóm trẻ 12 - 23 tháng là 4,3 %, thấp hơn so với nhóm 24 – 36 tháng (23,4%), với p < 0,01. Tỷ lệ SDD thấp còi ở nhóm 12 - 23 tháng và nhóm 24 -36 tháng tương ứng là 16%, và 27, 2%, sự khác biệt không có YNTK. Những trẻ có cân nặng sơ sinh dưới 2500g, trẻ đã từng bị tiêu chảy cấp và trẻ có khẩu phần protein thấp dưới nhu cầu khuyến nghị thì có nguy cơ bị SDD thấp còi cao hơn (p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hà Huy Khôi (2006). Một số vấn đề dinh dưỡng cộng đồng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Y Học, tr 45.
2. UNICEF-WHO-The World Bank (2015). Joint child malnutrition estimates - Levels and trends.
3. Bộ Y Tế và Viện dinh dưỡng (2012). Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, tr. 21.
4. Viện dinh dưỡng (2015). Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm (2007-2014). http://viendinhduong.vn/news/vi/106/61/0/a/so-lieu-thong-ke-ve-tinh-trang-dinhduong-tre-em-qua-cac-nam.aspx.
5. Viện Dinh Dưỡng - UNICEF (2011). Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009- 2010. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. MICS UNICEF (2011). Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2011. GSO (Tổng cục Thống kê ), UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc), UNFPA (Quỹ Dân số Liên hợp quốc).
7. Vũ Thị Thu Hiền và các cộng sự. (2012). Tỷ lệ thiếu Vitamin D và một số yếu tố liên quan ở trẻ em 1 đến 6 tháng tuổi tại Hà Nội. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 8 (4), tr. 8 - 16.
8. Henry Wamani (2007). Boys are more stunted than girls in Sub-Saharan Africa: a meta-analysis of 16 demographic and health surveys. Bio Med Central Pediatrics. 7:17.
9. Trần Thị Tuyết Mai và Lê Thị Hợp (2012). Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em 0-36 tháng tuổi tại các huyện thị đồng bằng ven biển tỉnh Khánh Hòa năm 2011. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 8(2).
10.Trần Thị Lan (2013). Hiệu quả của bổ sung đa vi chất và tẩy giun ở trẻ 12 - 36 tháng tuổi suy dinh dưỡng thấp còi, dân tộc Vân Kiều vầ Pakoh huyên Đakrong, tỉnh quảng Trị, Luận án tiến sỹ dinh dưỡng, Viện Dinh Dưỡng quốc gia.
11.Trần Thành Đô và các cộng sự. (2014). Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 2 tuổi vùng Núi Phía Bắc và Tây Nguyên. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 10(3).
12.Cao Thị Thu Hương và Lê Thị Hợp (2012). Tìm hiểu mối liên quan giữa tiêu chảy rối loạn tiêu hóa và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 36 tháng tuổi tại một số tỉnh miền Bắc. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 8(2).
13.Nguyễn Văn Khang và các cộng sự. (2014). Các yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 2 tuổi ở vùng Núi Phía Bắc Và Tây Nguyên. Tạp chí DD&TP. 10(3).
14.Lê Danh Tuyên. (2005). Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi ở một số vùng sinh thái khác nhau ở nước ta. Học viện Quân Y, Hà Nội.