TÌNH TRẠNG THIẾU KẼM VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ 36-59 THÁNG TUỔI SUY DINH DƯỠNG VÀ NGUY CƠ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI TẠI HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM, NĂM 2015

Hoàng Văn Phương1,, Lê Danh Tuyên, Trần Thúy Nga2, Nguyễn Song Tú
1 Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
2 Viện Dinh dưỡng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Suy dinh dưỡng (SDD) kết hợp với thiếu vi chất dinh dưỡng rất phổ biến, đặc biệt thiếu kẽm. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 501 trẻ 36-59 tháng tuổi SDD và là nguy cơ SDD thấp còi để xác định tình trạng thiếu kẽm và một số yếu tố liên quan. Kết quả: Tỷ lệ thiếu kẽm là 75,6%, ở mức rất cao có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Nồng độ kẽm huyết thanh trung bình (TB) là 8,7 ± 1,9 μmol/L. Tỷ lệ thiếu kẽm tương đương ở trẻ nhóm tuổi 36-47 tháng (75,9%) và 48-59 tháng tuổi (75,5%). Nhóm trẻ SDD thấp còi và nhẹ cân có nguy cơ thiếu kẽm cao hơn gấp 2,1 lần, so với nhóm không SDD tương ứng (p<0,01). Nồng độ kẽm huyết thanh TB ở các nhóm trẻ SDD thể thấp còi và nhẹ cân khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm không SDD (p < 0,05). Hồi qui tuyến tính đa biến thấy có yếu tố liên quan giữa SDD thấp còi (p<0,01) với nồng độ kẽm huyết thanh. Thiếu kẽm là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng ở Thanh Liêm để cải thiện tình trạng SDD thấp còi cần có các giải pháp cải thiện tình trạng thiếu kẽm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Stevens GA, Finucane MM, Paciorek CJ, Flaxman SR et al (2012). Trends in mild, moderate, and severe stunting and underweight, and progress towards MDG 1 in 141 developing countries: a systematic analysis of population representative data. Lancet. doi: 10.1016/S0140-6736(12)60647-3, 2012. 380(9840): 824-834.
2. Viện Dinh dưỡng (2015). Số liệu thống kê SDD trẻ em năm 2015. http://viendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/2016/TL%20SDD%202015.pdf, 2016.
3. Claulfield LE, Black RE (2004). Zinc Deficiency. Comparative Quantification of Health Risks. Global and regional burden of disease attribution to selected major risk factors. World Health Organization,
2004: 257-279.
4. Laillou A, Pham TV, Tran NT, Le HT, Wieringa F, Rohner F et al (2012). Mi cronutrient deficits are still public health issues among women and young children in Vietnam. PLoS ONE 2012, 7, e34906. [CrossRef] [PubMed], 2012.
5. Viện Dinh dưỡng (2015). Đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu một số vi chất dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em 6 - 59 tháng tại vùng thành thị, nông thôn và miền núi năm 2014 - 2015. Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp Viện 2015.
6. Engle-Stone R, Ndjebayi AO, Nankap M, Killilea DW, Brown KH (2014). Stunting prevalence, plasma zinc concentrations, and dietary zinc intakes in a nationally representative sample suggest a high risk of zinc deficiency among women and young children in Cameroon. The Journal of Nutrition. doi: 10.3945/jn.113.188383., 2014. 144(3): p. 382-91.
7. Nguyễn Xuân Ninh (2009). Cập nhật một số vấn đề về Chiến lược phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, Tập 5 - số 3+4, 2009: p.23-29.
8. Lê Danh Tuyên, Lê Bạch Mai (2016). Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, 2016.
9. Nguyen Van Nhien et al (2008). Micronutrient deficiencies and anemia among preschool children in rural Vietnam. Asia Pac J Clin Nutr,17(1), 2008: p.48-55.
10.Nguyễn Xuân Ninh và CS (2010). Đánh giá tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên năm 2009, Báo cáo đề tài cấp Viện, 2010.
11.Wieringa FT, Dahl M, Chamnan C, Poirot E et al (2016). The High Prevalence of Anemia in Cambodian Children and Women Cannot Be Satisfactorily Explained by Nutritional Deficiencies or Hemoglobin Disorders. Nutrients. E348. doi: 10.3390/nu8060348, 2016. 8(348): 1-12.
12.IZINCG (2004). Assessment of the risk of zinc deficiency in populations and options for its control. Food Nutr Bull, 2004. 25(1):S187-S195.
13.Galetti V, Mitchikpè CE, Kujinga P, Tossou F, Hounhouigan DJ, Zimmermann MB, Moretti D. (2016). Rural Beninese Children Are at Risk of Zinc Deficiency According to Stunting Prevalence and Plasma Zinc Concentration but Not Dietary Zinc Intakes. The Journal of Nutrition. doi: 10.3945/jn.115.216606, 2016. 146(1): 114-23