TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU Ở TRẺ EM TỪ 0,5 ĐẾN 11 TUỔI NĂM 2012
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Điều tra này được thiết kế trong khuôn khổ của nghiên cứu SEANUTS về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Đông Nam Á. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên trẻ từ 0,5-11 tuổi nhằm đánh giá thực trạng thiếu máu của trẻ em Việt Nam. Tỷ lệ thiếu máu trẻ em 0,5-1,9 tuổi ở nông thôn 54,3% và thành thị 25,9%. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ nhóm tuổi 0,5-1,9 tuổi sống ở nông thôn cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm trẻ ở thành thị (p=0,03; χ2 test). Tỷ lệ thiếu máu của trẻ thay đổi theo tuổi của trẻ, với độ tuổi nhỏ nhất (0,5-1,9 tuổi) có nguy cơ thiếu máu cao nhất so với các nhóm khác. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em tiểu học là 13,2% xếp ở mức nhẹ về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng (YNSKCĐ). Tỷ lệ trẻ có dự trữ sắt thấp (ferritin< 30µg/L) là 28,8%. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt (Hb < 11,5g/dl và ferritin < 30µg/L) là 23,9%. Thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em 0,5-11 tuổi là vấn đề có YNSKCĐ ở các mức độ khác nhau. Việc phòng chống thiếu thiếu máu cần được đẩy mạnh bằng các can thiệp phù hợp nhằm hạ thấp tỷ lệ thiếu máu cho trẻ em tại cộng đồng trong thời gian tới.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thiếu máu, thiếu sắt, trẻ em, thành thị, nông thôn
Tài liệu tham khảo
2. World Bank. School age children: Their Nutrition and Health. SCN News No 25. 2002.
3. Wieringa FT, Dijkhuizen MA, West CE, Northrop-Clewes CA, Muhilal. Estimation of the effect of the acute phase response on indicators of micronutrient status in Indonesian infants. J Nutr. 2002;132:3061–6.
4. WHO/UNICEF/UNU, 2001. Iron deficiency anemia: assessment, prevention, and control. Geneva, World Health Organization, (WHO/NHD/01.3).
5. NIN/MOH/UNICEF. General Nutrition Survey 2009-2010. Medical Publishing House, Hanoi, 2010.
6. Nguyen, P.H., et al., A situational review of infant and young child feeding practices and interventions in Viet Nam. Asia Pac J Clin Nutr, 2011. 20(3): p. 359-74.
7. Nguyễn Xuân Ninh và CS. Đánh giá tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và tây Nguyên, năm 2009. Báo cáo kết quả đề tài 2010.
8. Đỗ Kim Liên, Bùi Thị Nhung, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Đỗ Vân Anh, Lê Thị Hợp, Nguyễn Công Khẩn. Hiệu quả của uống sữa và sữa giàu đa vi chất lên tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của học sinh tiểu học. Hội thảo KH: Cải thiện Dinh dưỡng và gia tăng tăng trưởng ở người Việt Nam, 2006, tr 85-100.
9. Lê Thị Hương. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em hai trường tiểu học Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ dinh dưỡng cộng đồng, trường Đại học Y Hà Nội. 1999
Các bài báo tương tự
- Hoàng Thu Nga, Nguyễn Thị Lâm, Từ Ngữ, Phí Ngọc Quyên, Henri Dirren, Janet C. King, HIỆU QUẢ CAN THIỆP BỔ SUNG THỰC PHẨM CHO PHỤ NỮ TRƯỚC VÀ TRONG KHI CÓ THAI TỚI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ THIẾU MÁU CỦA TRẺ 24 TUẦN TUỔI , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 12 Số 5.2 (2016)
- Hoàng Thu Nga, Nguyễn Thị Lâm, Từ Ngữ, Phí Ngọc Quyên, Henri Dirren, Janet C. King, HIỆU QUẢ CAN THIỆP BỔ SUNG THỰC PHẨM CHO PHỤ NỮ TRƯỚC VÀ TRONG KHI CÓ THAI TỚI TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU Ở PHỤ NỮ CÓ THAI , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 13 Số 2 (2017)
- Nguyễn Đăng Trường, Trần Thúy Nga, Bùi Thị Nhung, Lê Danh Tuyên, HIỆU QUẢ BỔ SUNG HEBI MAM HOẶC ĐA VI CHẤT DINH DƯỠNG ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU CỦA PHỤ NỮ CÓ THAI , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 12 Số 5.2 (2016)
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.