HIỆU QUẢ BỔ SUNG HEBI MAM HOẶC ĐA VI CHẤT DINH DƯỠNG ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU CỦA PHỤ NỮ CÓ THAI

Nguyễn Đăng Trường1,, Trần Thúy Nga2, Bùi Thị Nhung2, Lê Danh Tuyên2
1 Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông
2 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả thực phẩm ăn liền, bổ sung hàng ngày (RUSF (HebiMam) tăng cường 21 vi chất dinh dưỡng và cung cấp 225kcal/ngàylên tình trạng hemoglobin của phụ nữ mang thai ở 10 xã, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Đối tượng và phương pháp: 398 phụ nữ mang thai với tuổi thai từ 6 đến 16 tuần tham gia thử nghiệm ngẫu nhiên, trong đó phụ nữ mang thai nhận được ít nhất 20 tuần hoặc là sắt (58mg) và acid folic (400µg), hoặc bổ sung 15 vi chất dinh dưỡng bao gồm 30 mg sắt và 400µg acid folic hoặc Hebi-Mam bao gồm 30 mg sắt và 400µg acid folic. Hemoglobin được đo tại điều tra ban đầu (6-16 tuần thai) và kết thúc nghiên cứu (36 tuần thai) bằng phương pháp cyanmethemoglobin. Kết quả: Sản phẩm nghiên cứu đã có hiệu quả trong việc cải thiện nồng độ hemoglobin tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, với mức tăng trung bình 3,3g/l ở nhóm sắt acid folic, 2,7g/l ở nhóm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và 3,1g/lở nhóm sử dụng thực phẩm bổ sung (p <0,01). Tỷ lệ thiếu máu là 26,1%, 24,8% và 24,5% tương ứng. Một số yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến sự cải thiện nồng độ hemoglobin tại thời điểm kết thúc là nồng độ Hb trước can thiệp (p<0,001), dự trữ sắt cạn kiệt (p<0,01), tuần thai khi bắt đầu tham gia nghiên cứu (p<0,001) có mối tương quan nghịch với nồng độ hemoglobin kết thúc nghiên cứu. Kết luận và khuyến nghị: RUSF Hebi-Mam có hiệu quả tương tự bổ sung sắt acid folic và đa vi chất trong việc duy trì tình trạng hemoglobin trong khi mang thai. Vì vậy RUSF Hebi-Mam sản xuất trong nước có thể trở thành một sản phẩm hứa hẹn để đưa vào chương trình can thiệp của phụ nữ có thai ở Việt Nam, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ trong giai đoạn quan trọng của thời kỳ mang thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2015). The global prevalence of anaemia in 2011. Geneva: World Health Organization; 2015.
2. Viện Dinh dưỡng (2014), Đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu một số vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ và trẻ em năm 2014. Hội nghị Công bố kết quả Tổng điều tra vi chất dinh dưỡng tháng 10 năm 2015, 2015.
3. Huỳnh Nam Phương và Phạm Thị Thúy Hòa (2009). Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của phụ nữ có thai dân tộc Mường tại huyện Tân Lạc - Hòa Bình. Tạp chí Y tế Công cộng. 2009. 13(13), tr.46-50.
4. Bộ Y tế. Chiến lược Dinh dưỡng quốc gia 2011-2020, tầm nhìn 2030. Nhà xuất bản Y học, tháng 2/2012.
5. UNICEF. Tracking progress on child and maternal nutrition: A survival and development priority, 2009.
6. Suresh and Chandrashekara (2012). Sample size estimation and power analysis for clinical research studies. J Hum Reprod Sci. 2012 Jan-Apr; 5(1): 7-13
7. Choudhury N. et al (2012). Relative efficacy of micronutrient powders versus iron– folic acid tablets in controlling anemia in women in the second trimester of pregnancy, Food and Nutrition Bulletin, vol.33, no.2; 2012.
8. Trương Hồng Sơn (2012). Hiệu quả can thiệp cộng đồng bằng bổ sung sớm đa vi chất dinh dưỡng trên phụ nữ tại một số xã thuộc tỉnh Kom Tum và Lai Châu, Luận án Tiến sỹ Dinh dưỡng. 2012
9. WHO (2012). Guideline: Daily iron and folic acid supplementation in pregnant women. Geneva, World Health Organization, 2012
10.FAO/WHO (2004). Human vitamin and mineral requirements. A report of a joint
FAO/WHO expert consultation. Bangkok:
FAO/WHO; 2004.
11.WHO (2011). Haemoglobin concentrations for the diagnosis ofanaemia and assessment of severity. Vitamin and Mineral Nutrition Information System. Geneva, WorldHealth Organization, 2011 (WHO/NMH/NHD/MNM/11.1)
12.Yang Z, Huffman SL. (2011) Review of fortified food and beverage products for pregnant and lactating women and their impact on nutritional status. Matern Child Nutr. 7 Suppl 3:19-43
13.Mardones F, Urrutia MT, Villarroel L, Rioseco A, Castillo O, Rozowski J, Tapia JL, Bastias G, Bacallao J, Rojas I. (2008) Effects of a dairy product fortified with multiple micronutrients and omega-3 fatty acids on birth weight and gestation duration in pregnant Chilean women. Public Health Nutr. 11(1):30-40.
14.Choudhury N, Aimone A, Hyder SM, Zlotkin SH. (2012) Relative efficacy of icronutrient powders versus iron-folic acid tablets in controlling anemia in women in the second trimester of pregnancy. Food & Nutrition Bulletin;33(2):142–9.
15.Hernández Cabrera A, García Guerra A, Domínguez CP, García Feregrino R, Neufeld LM. (2008) Effect of three supplements with identical micronutrient content on anemia in pregnant Mexican women. FASEB Journal ;22:Abstract No:677.8.
16.Haider BA, Bhutta ZA. (2015) Multiplemicronutrient supplementation for women during pregnancy (Review). Cochrane Database Syst Rev. 1;(11):CD004905.