KIẾN THỨC CHĂM SÓC DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI  MẮC BỆNH TIM BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH

Lê Thị Minh Tâm1,, Vũ Phong Túc1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức của các bà mẹ về chăm sóc dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 102 bà mẹ về kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2022-2023.


Kết quả: Bà mẹ có kiến thức chăm sóc dinh dưỡng trẻ mắc tim bẩm sinh còn nhiều hạn chế, chỉ 4,9% các bà mẹ có kiến thức tốt. Kiến thức của bà mẹ trong các lĩnh vực chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mắc tim bẩm sinh, gồm: các yếu tố quyết định tình trạng dinh dưỡng; dinh dưỡng cho trẻ; tình trạng thiếu máu thiếu sắt và hoạt động thể dục thể thao chiếm tỷ lệ lần lượt là 7,8%; 10,8%; 19,6% và 9,8%.


Kết luận: Kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng trẻ mắc tim bẩm sinh của bà mẹ còn rất hạn chế cả về kiến thức chung và kiến thức trong 4 lĩnh vực chăm sóc trẻ: các yếu tố quyết định tình trạng dinh dưỡng, dinh dưỡng cho trẻ, tình trạng thiếu máu thiếu sắt, và  hoạt động thể dục thể thao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoffman JI, Kaplan S.The incidence of congenital heart disease. J Am Coll Cardiol. 2002;39(12):1890-900.
2. Abd MA, Boshra EA, Mohammed A, et al. Nutritional Education Intervention for Mothers with Children Having Congenital Heart Defects.World Journal of Nursing Sciences. 2016;2(3):153-163.
3. Bộ Y Tế. Dinh dưỡng điều trị bệnh nhiễm khuẩn, Nxb Y học, Hà Nội, 2019.
4. McNeil J, ChaseLigon John A, Hulten Kristina G, et al. Staphylococcus aureus Infections in Children With Congenital Heart Disease, Journal of the Pediatric Infectious Diseases Society. 2013;2(4):337-344.
5. Sabzevari S, Nematollahi M, Mirzaei T, et al. The Burden of Care: Mothers' Experiences of Children with Congenital Heart Disease.Int J Community Based Nurs Midwifery. 2016;4(4):374-385.
6. Kuwata S, Iwamoto Y, Ishido H, et al. Duodenal tube feeding: an alternative approach for effectively promoting weight gain in children with gastroesophageal reflux and congenital heart disease.Gastroenterol Res Pract. 2013:181604.
7. Weesner KM, Rosenthal A. Gastroesophageal reflux in association with congenital heart disease.Clin Pediatr. 1983;22(6):424-426.
8. Briassoulis GC, Zavras NJ, Hatzis MDTD. Effectiveness and safety of a protocol for promotion of early intragastric feeding in critically ill children, Pediatr Crit Care Med. 2001;2(2):113-121.
9. Tume LN, Balmaks R, Da Cruz E, et al. Enteral Feeding Practices in Infants With Congenital Heart Disease Across European PICUs: A European Society of Pediatric and Neonatal Intensive Care Survey. Pediatric Care Med. 2018;19(2):137-144.
10.Tume LN, Valla FV, Joosten K, et al. Nutritional support for children during critical illness: European Society of Pediatric and Neonatal Intensive Care (ESPNIC) metabolism, endocrine and nutrition section position statement and clinical recommendations. Intensive Care Med. 2020;46(3):411-425.
11.Kassebaum NJ, Jasrasaria R, Naghavi M, et al. A systematic analysis of global anemia burden from 1990 to 2010. Blood. 2014;123(5):615-624.
12.Lozoff B, Georgieff MK. Iron deficiency and brain development.Semin Pediatr Neurol. 2006;13(3):158-165.
13.Arvidsson D, Slinde F, Hulthen L, Sunnegardh J. Physical activity, sports participation and aerobic fitness in children who have undergone surgery for congenital heart defects. Acta Paediatr. 2007;98(9):1475–1482.
14.Kao CC, Chang PC, Chiu CW, et al. Physical activity levels of school-age children with congenital heart disease in Taiwan.Appl Nurs Res. 2009;22(3):191-197.
15.Stefan, Mark A, Hopman, Wilma M, Smythe, John F. Effect of Activity Restriction Owing to Heart Disease on Obesity. Archives of Pediatrics & Adolescent Medicine. 2005;159(5):477-481.
16.Chessa M, De Rosa G, Pardeo M, et al. What do parents know about the malformations afflicting the hearts of their children?.Cardiol Young. 2005;15(2):125-129.
17.Mohammed L. (2015). Parental knowledge, attitudes and practice towards their children′s congenital heart disease and its impact on their growth in sudan heart centre. Doctoral dissertation, University of Khartoum.