NGHIIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN TIỀN HẢI NĂM 2014

Tô Thị Hải1,, Ninh Thị Nhung2, Trần Quang Trung1, Trần Thị Giáng Hương3
1 Bệnh viện đa khoa Tiền Hải, Thái Bình
2 Trường đại học Y Dược Thái Bình
3 Bộ Y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số chỉ số hóa sinh dinh dưỡng cho người bệnh từ 18 tuổi trở lên đang điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải năm 2014. Phương pháp: Dịch tễ học mô tả qua một cuộc điều tra cắt ngang trên đối tượng bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Tiền Hải. Kết quả: Trong 391 bệnh nhân gồm 111 bệnh nhân trên 65 tuổi, 280 bệnh nhân từ 65 tuổi trở xuống. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: theo BMI (bệnh nhân SDD có BMI<18,5), SDD là 21,3%, không có sự khác biệt giữa khoa Nội với khoa Ngoại và giới với p>0,05; đánh giá theo SGA (Subjective Global Assessment), tỷ lệ bệnh nhân nguy cơ SDD khoa Nội 39,2% thấp hơn khoa Ngoại (62%), với p<0,05; theo MNA (mini nutritional assessment), người bệnh có nguy cơ SDD là 43,3%, SDD là 13,5%, không có sự khác biệt giữa khoa và theo giới với p>0,05. Tỷ lệ thiếu máu của bệnh nhân dưới 65 tuổi 25,7% thấp hơn trên 65 tuổi (34,2%), tỷ lệ thiếu Albumin bệnh nhân dưới 65 tuổi 1,1% thấp hơn bệnh nhân trên 65 tuổi (3,6%). Trong số bệnh nhân SDD (theo BMI), đánh giá bằng SGA có 35,2% bình thường. Trong số bệnh nhân bình thường (theo BMI) có 52,2% SDD và nguy cơ SDD theo SGA. Kết luận: Cần phải sử dụng các phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng theo chủ quan: SGA, MNA và BMI phối hợp với các xét nghiệm sinh hóa huyết học để phát hiện SDD và nguy cơ SDD để đánh giá đúng tình trạng dinh dưỡng và phục hồi dinh dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện. Thông tư 08/2011-BYT(2011).
2. Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Nguyên Khôi (2006). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, Tập 2 - Số 3+4 - Tháng 11 năm 2006.
3. Nguyễn Đỗ Huy, Trương Thị Thư (2009). Thực trạng suy dinh dưỡng của bệnh nhân của bệnh nhân cao tuổi (trên 65 tuổi) tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương 2009. Tạp chí Y học thực hành.
4. Nguyễn Đỗ Huy, Nguyễn Nhật Minh (2012). Thực trạng dinh dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2012. Tạp chí Y học thực hành (874) Số 6/2013. tr. 3-6.
5. Phạm Thu Hương, Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Bích Ngọc và cộng sự (2006). Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nhập viện khoa Tiêu hóa và Nội tiết tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm. Số 3+4, 2006, tr 85
6. Phan Bích Nga (2012), Thiếu vi chất dinh dưỡng ở mẹ và con và hiệu quả bổ sung đa vi chất trên trẻ suy dinh dưỡng bào thai tại bệnh viện Phụ sản trung ương, Luận
án Tiến sỹ Dinh dưỡng, Hà Nội, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội. tr 67
7. Trần Phúc Nguyệt và Wha Young Kim (2011). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng các chỉ số hóa sinh và nhân trắc ở người trưởng thành tại một vùng nông thôn Việt Nam. Tạp chí Y học thực hành (792), số 11/2011 tr. 24
8. Ninh Thị Nhung (2013). Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân điều trị nội trú ở 4 khoa lâm sàng hệ Nội của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2013. Tạp chí Y học thực hành (794 ) số 3/2013.
9. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Chí Tâm và cộng sự (2006). Tình hình thiếu máu ở trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 6 tỉnh đại diện ở Việt Nam. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực Phẩm, tập 2, số 3+4, tr. 15-18.
10. Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2009). Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân lúc nhập viện tại Bệnh viện chợ Rẫy. Tạp chí Y học thực hành năm 2009.