ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU TRANG THIẾT BỊ CHO HOẠT ĐỘNG DINH DƯỠNG TẠI 63 TỈNH VÀ THÀNH PHỐ VIỆT NAM

Trần Phương Loan1, , Trương Tuyết Mai1, Trần Thị Thu Trang1, Hoàng Thị Hào1, Nguyễn Minh Anh1, Đặng Trường Duy1, Đặng Trường Duy, Vũ Đức Hưởng1, Nguyễn Anh Tuấn1
1 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Bài báo nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng trang thiết bị phục vụ hoạt động dinh dưỡng và nhu cầu tại 63 tỉnh và thành phố Việt Nam, cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách phân bổ nguồn lực hợp lý. 

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện qua bộ câu hỏi tự điền, xây dựng dựa trên tiêu chí xác định, thử nghiệm và điều chỉnh để đảm bảo tính chính xác, dễ hiểu trước khi tải lên Google trang tính. Liên kết trang tính được gửi đến 63 cán bộ dinh dưỡng tại 63 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh/thành phố qua Zalo và email. Các cán bộ được hướng dẫn cụ thể về cách điền và hoàn thành biểu mẫu trong tối đa 30 ngày. 

Kết quả: Tỷ lệ sử dụng các thiết bị phục vụ hoạt động dinh dưỡng đã được cải thiện từ năm 2023 đến 2025, cụ thể: cân lòng máng tăng từ 78,50% lên 85,83%, cân trọng lượng cơ thể tăng từ 72,50% lên 85,54%, và thước đo chiều dài hoặc chiều cao tăng từ 70,84% lên 83,37%. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng nhu cầu vẫn còn thấp, chỉ đạt từ 47,72% đến 63,52%, đặc biệt đối với thước đo chu vi vòng cánh tay với nhu cầu bổ sung lên đến 19.252 cái.. 

Kết luận: Nghiên cứu tại 63 tỉnh, thành phố Việt Nam cho thấy thiết bị dinh dưỡng cải thiện từ 2023-2025, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Cần chính sách phân bổ hợp lý, bảo trì thiết bị và mở rộng thông tin dinh dưỡng do tài liệu truyền thông phân bố không đều giữa các nhóm tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1.WHO. Global Nutrition Report. Báo cáo thường niên của Tổ chức Y tế Thế giới. 2023; 2023(1):45-67.
2. Thông tư số 28/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế quy định danh mục trang thiết bị tối thiểu của trạm y tế tuyến xã
3. Smith, J. & Brown, K. Advanced Nutritional Measurement Technologies in Developed Countries. Journal of Public Health Technology. 2022;15(3):112-130.
4.World Bank. Suy dinh dưỡng dai dẳng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Vấn đề và lựa chọn chính sách, can thiệp. Báo cáo nghiên cứu. 2019;1(2):23-40.
5.Đinh Văn Đông, Nguyễn Quang Dũng. Thực trạng triển khai hoạt động dinh dưỡng tại các bệnh viện đa khoa huyện, tỉnh Thanh Hóa năm 2024. Tạp chí Y học Cộng đồng. 2024;10(5):15-25.
6. Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế: Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
7. Nghị định 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế
8. Thông tư 05 05/2022/TT-BYT ngày 1/8/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.