CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM TƯ VẤN DINH DƯỠNG CÁ THỂ HÓA TẠI VIỆT NAM

Hoàng Thị Đức Ngàn1,2,, Trần Phương Thảo1, Trần Thanh Dương1, Lê Danh Tuyên1, Nguyễn Thị Thuỳ3, Hoàng Thị Thảo Nghiên4, Phùng Ngọc Hải2
1 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội
2 Trường Đại học Griffith, Queensland, Úc
3 Công ty Cổ phần Orenda
4 Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trước xu thế số hóa, công nghệ trí tuệ nhân tạo của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Viện Dinh dưỡng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư triển khai đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát, tư vấn thông minh về dinh dưỡng cho người Việt Nam và một số nhóm người bệnh” mã số KC4.0-13/19-25 nhằm xây dựng hệ thống tư vấn dinh dưỡng thông minh cá thể cho người dân Việt Nam. Đây là lần đầu tiên các cơ sở dữ liệu (CSDL), cơ sở tri thức về dinh dưỡng được số hóa ở mức quốc gia tại Việt Nam. Quá trình xây dựng hệ thống tư vấn này gặp phải một số thách thức chính về xây dựng CSDL. Yêu cầu của hệ thống tư vấn cá thể hóa là CSDL phải đủ lớn, đủ “sâu” để đáp ứng với sự đa dạng của các dân tộc người Việt Nam, vùng miền, thói quen ăn uống, lối sống, khả năng chi trả của người dân, cũng như các lĩnh vực khác nhau của ngành dinh dưỡng. An toàn thông tin cũng là một nội dung quan trọng cần ưu tiên giải quyết trong quá trình phát triển hệ thống tư vấn dinh dưỡng cá thể. Tuy vậy, với sự cải thiện về hiểu biết, gia tăng nhu cầu tư vấn dinh dưỡng nâng cao sức khỏe của người dân, sự sẵn có của hạ tầng internet và các thiết bị cầm tay thông minh, với hành lang pháp lý và chính sách đầy đủ, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, thì việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển các ứng dụng tư vấn dinh dưỡng thông minh cá thể hóa còn nhiều tiềm năng và hứa hẹn mang lại tác dụng rõ rệt trong dự phòng bệnh, quản lý và theo dõi sức khỏe cho người dân Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tabassum N, Rehman A, Hamid M, et al. Intelligent nutrition diet recommender system for diabetic’s patients. Intelligent Automation & Soft Computing. 2021; 29(3):319-335.
2. Marlinda L, Widiyawati W, Widiastuti R, Indrarti W. Expert system for monitoring elderly health using the certainty factor method. Sinkron: jurnal dan penelitian teknik informatika. 2020; 5(1)72-77.
3. Hazman M and AM Idrees. A healthy nutrition expert system for children. in 2015 E-Health and Bioengineering Conference (EHB). 2015. IEEE.
4. Hong SM. and Kim G. Web Expert System for Nutrition Counseling and Menu Management. Journal of Community Nutrition, Bd, 2005. 5.
5. Hammond MI, Myers EF, and Trostler N. Nutrition care process and model: an academic and practice odyssey. Journal of the Academy of Nutrition and Dietetics. 2014; 114(12):1879-1891.
6. Chen Y, Hsu CY, Liu L, Yang S. et al. Constructing a nutrition diagnosis expert system. Expert Systems with Applications. 2012; 39(2):2132-2156.
7. Gupta MV, Bhattacharjee P, Kotian N, Vipat G, et al. DANES: Diet and Nutrition Expert System for Meal Management and Nutrition Counseling. International Journal on Recent and Innovation Trends in Computing and Communication. 2017; 5(12).
8. Bão công nghệ. Triển khai phần mềm FoodKids 2.0 cho các trường tiểu học TP. Mỹ Tho. 2015. Truy cập ngày 8/3/2019 tại: http://baocongnghe.com.vn/bai-viet/10/trien-khai-phan-mem-foodkids-2-0-cho-cac-truong-tieu-hoc-tp-my-tho.html.
9. Trần Xuân Bách, Nguyễn Công Khẩn, Lê Cự Linh. Phần mềm phân tích và tư vấn dinh dưỡng cộng đồng (A software for Community-based Nutrition Analysis and Counseling). Tạp chí Y tế công cộng. 2006; 6(6):30-35.
10. Ajinomoto. Triển khai dự án bữa ăn học đường trên toàn quốc. 2016. Truy cập ngày 8/3/2019 tại https://www.ajinomoto.com.vn/article/events/news/trien-khai-du-an-bua-an-hoc-du6.
11. Gurl, E. SWOT analysis: A theoretical review. 2017.
12. Hoàng Hạ Vi, Kiều Mai Phương Anh, Lê Thị Thu Hà. Nhu cầu tư vấn dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi đang điều trị tại bệnh viện ung bướu Hà Nội. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2023; 19(4+5):119-127.
13. Nguyễn Thị Liên Hà, Trần Thị Lệ Thu, Hoàng Thị Thơm, và Nguyễn Ngọc Tuyền. Tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu khám, tư vấn dinh dưỡng của người bệnh khám ngoại trú tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương năm 2022. Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam. 2024;1(45):81-87.
14. Tuyên giáo. Tạp chí của Ban tuyên giáo Trung ương. Hướng đến 100% người dùng có điện thoại thông minh vào cuối năm 2024. 2024. Truy cập ngày 19/8/2024 tại: https://tuyengiao.vn/huong-den-100-nguoi-dung-co-dien-thoai-thong-minh-vao-cuoi-nam-2024-153017.
15. Penne T and Goedemé T. Can low-income households afford a healthy diet? Insufficient income as a driver of food insecurity in Europe. Food Policy. 2021; 99: 101978.
16. Lê Danh Tuyên, Hoàng Thị Đức Ngàn, Phạm Văn Phú và Trần Thị Giáng Hương. An ninh lương thực hộ gia đình có trẻ em dưới 2 tuổi tại hai xã Bản Phố và Thào Chư Phìn thuộc tỉnh Lào Cai. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2016;12(2):3-9.