HIỆU QUẢ CỦA BỔ SUNG SỮA CÓ PROBIOTIC VÀ PREBIOTIC ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, VI CHẤT CỦA TRẺ 18-36 THÁNG TUỔI

Vũ Thị Kim Hoa1,, Nguyễn Xuân Ninh2, Nguyễn Đỗ Huy3
1 Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em
2 Trung tâm Doping & Y học thể thao
3 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của sữa có probiotic và prebiotic (Synbiotic) đến tình trạng dinh dưỡng và vi chất của trẻ 18-36 tháng tuổi. Phương pháp: Thử nghiệm can thiệp cộng đồng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng; 368 trẻ được chia ngẫu nhiên ra 2 nhóm nhận sữa công thức có (nhóm Synbiotic) hoặc không ( nhóm Chứng) có chứa Synbiotic trong thời gian 5 tháng (400 ml/ngày x 5 ngày/tuần). Tình trạng nhân trắc (cân nặng, chiều cao, Z- scores), vitamin A, kẽm, thiếu máu được thu thập khi bắt đầu và khi kết thúc can thiệp. Kết quả: Sau 5 tháng can thiệp, nhóm Synbiotic có mức tăng cân nặng và chiều cao tốt hơn (+0,39 kg và +1,04 cm; p<0,01) so với nhóm Chứng. Nguy cơ thiếu vitamin A giảm 81%, tuy nhiên chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa (p>0,05) về nồng độ Hb, retinol và kẽm giữa nhóm Synbiotic và nhóm Chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Hợp (2003). Hiệu quả của bổ sung đa vi chất đối với cải thiện thiếu máu thiếu sắt và một số vi chất khác (vitamin A, kẽm) ở trẻ em 6-12 tháng tuổi ở huyện Sóc Sơn - Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam số 9, tr 45-53
2. Trần Thị Lan (2013). Hiệu quả của bổ sung đa vi chất và tẩy giun ở trẻ 12-36 tháng tuổi, suy dinh dưỡng thấp còi, dân tộc Vân Kiều và Pakoh huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị. Luận án Tiến sỹ Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng.
3. Nguyễn Xuân Ninh, Dương Thị Tình và CS (2009). Hiệu quả của sữa có probiotic và probiotic đến tình trạng dinh dưỡng, nhiễm khuẩn, miễn dịch của trẻ 18-36 tháng tuổi. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện - Viện Dinh Dưỡng, Hà Nội 2009.
4. Viện Dinh dưỡng (2016). Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các nănm (1999-2015). http://www.viendinhduong.vn/news/vi/106/61/0/a/so-lieuthong-ke-ve-tinh-trang-dinh-duong-tre-em-qua-cac-nam.aspx.
5. Bergonzelli GE, Blum S, Buressow H, Corthesy-Theulaz I (2005). Probiotics as a treatment strategy for gastrointestinal diseases? Digestion 338: 1-12
6. Collin MD, Gibson GR (1999). Probiotics, prebiotics, and synbiotics: approaches for modulating the microbial ecology of the gut. Am J Clin Nutr 69 (suppl): 1052S–1057S.
7. Guarner F (2005). Inulin and oligofructose: impact on intestinal disease and disorders. Br J Nutr 93(Suppl 1): 61-65.
8. IVACG (1982). Biochemical methodology for assessment of vitamin A status. The nutrition foundation Washington, D.C,USA.
9. IZnCG (2004). Assessment of the risk of Zinc deficiency in population and options for its control. Food Nutr Bull 25(suppl 2): 99-203.
10.Kuman RS, Brannigan JA, Prabhune AD, et al (2006). Structural and functional analysis of a conjugated bile salt hydrolase from Bifidobacterium longum reveal an evolutionary relationship with penicillin V acylase. J Biol Chem 281(43):32516-32525.
11.Sazawal S, Dhingra U, Hiremath G, et al (2010). Effects of Bifidobacterium lactis HN019 and prebiotic oligosaccharide added to milk on iron status, anemia, and growth among children 1 to 4 years old. J Pediatr Gastroenterol Nutr 51(3): 341-346.
12.Schrezenmeir J, Deverese M (2001). Probiotics, prebiotics, and synbiotics – approaching a definition. Am J Clin Nutr 73: 361-364.