MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỪA CÂN - BÉO PHÌ Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SẦM SƠN NĂM 2022

Nguyễn Thị Hường1,, Lê Đức Cường2, Nguyễn Trọng Hưng3
1 Bệnh viện Đa khoa Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa
2 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
3 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến thừa cân-béo phì (TCBP) ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 350 người bệnh tăng huyết áp. Số liệu nhân trắc (cân nặng, chiều cao, vòng eo, tỷ lệ mỡ cơ thể), chế độ ăn, hoạt động thể lực, nồng độ cholesterol và triglycerid máu của đối tượng nghiên cứu được thu thập để đánh giá các yếu tố liên quan đối với TCBP.


Kết quả: Người bệnh có cholesterol và triglycerid cao có khả năng TCBP cao hơn người bệnh có nồng độ các chất này ở mức bình thường (OR lần lượt là 2,3 và 1,7, p<0,05). Người bệnh không hoạt động thể lực thường xuyên có khả năng bị TCBP cao hơn so với nhóm người có tập luyện thường xuyên (OR=2,1; p <0,05); người bệnh ăn ít rau xanh và quả tươi, ăn mặn và nhiều dầu mỡ có khả năng bị TCBP cao hơn nhóm người bệnh ăn nhiều rau xanh và quả tươi, ít ăn mặn, ăn ít dầu mỡ (OR=3,0 ; p <0,05).


Kết luận: Một số yếu tố liên quan đến TCBP ở người bệnh tăng huyết áp là rối loạn lipid máu, không hoạt động thể lực thường xuyên, chế độ ăn không hợp lý. Các yếu tố này nên được tác động để cải thiện trong can thiệp dự phòng TCBP ở người bệnh tăng huyết áp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Thanh Thuỷ và Trần Khánh Toàn. Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 519(1), 208-213.
2. Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Văn Kiên, Đàm Khải Hoàn. Thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2021, Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 516(1), 155-162.
3. Lê Danh Tuyên và Cao Thị Thu Hương. Thực trạng thừa cân-béo phì, tăng huyết áp và mối liên quan với tình trạng acid uric máu của người trưởng thành 40-69 tuổi tại huyện Đan Phượng, Hà Nội, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2018; 14(6), 1-9.
4. Nguyễn Thị Hương Lan, Nguyễn Thị Kim Anh, Trần Minh Anh và các cộng sự. Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại trung tâm y tế quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng năm 2021, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2022; 18(3+4), 70-78.
5. Czapla M., Juarez-Vela R., Łokieć K., et al. The Association between Nutritional Status and Length of Hospital Stay among Patients with Hypertension, International Journal of Environmental Research and Public Health. 2022; 19(10), 235-246.
6. Nguyễn Năng Đễ, Vũ Thanh Bình, Phạm Ngọc Khái và các cộng sự. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại khoa nội tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2022; 15(3), 46-50.
7. Hồ Thị Dung và Nguyễn Thị Linh. Đánh giá nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường theo thang điểm Findrisc trên bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An năm 2022, Tạp chí Y học Việt Nam. 2023; 527(2), 32-39.
8. Sun X., Luo L., Zhao X., et al. Controlling Nutritional Status (CONUT) score as a predictor of all-cause mortality in elderly hypertensive patients: a prospective follow-up study, BMJ Open. 2017; 7(9), 156-169.
9. Olaitan O. O., Fadupin G. T., and Adebiyi A. A. Dietary pattern, lifestyle and nutritional status of hypertensive outpatients attending university college hospital, Ibadan, Nigeria, African Journal of Biomedical Research. 2018; 21(5), 29-36.
10. Nguyễn Thị Duyên, Trần Thị Phúc Nguyệt, Nguyễn Thị Ngân. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại khoa Nội, bệnh viện Đa khoa Đông Hưng, Thái Bình, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2017; 13(4), 72-78.