MÔ TẢ KHẨU PHẦN ĂN THỰC TẾ CỦA BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN CÓ THỞ MÁY TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Vũ Thị Thanh1,, Trần Thị Phúc Nguyệt2, Lê Thị Diễm Tuyết1, Nguyễn Thu Hà3
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả khẩu phần ăn thực tế của bệnh nhân COPD có thở máy tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2014 đến 2016. Phương pháp nghiên cứu theo mô tả cắt ngang trên 118 bệnh nhân. Các đối tượng được hỏi khẩu phần ăn chi tiết từ lúc ngủ dậy vào buổi sáng cho đến lúc đi ngủ vào buổi tối sau đó tính các thành phần dinh dưỡng dựa vào quyển bảng thành phần thực phẩm Việt Nam (2007). Kết quả: Năng lượng trong khẩu phần ăn thực tế đạt 46,1% so sánh giá trị khẩu phần với nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2007 và của Mỹ năm 2008, mức protein đạt 46,9%
so với nhu cầu khuyến nghị của Việt Nam, đạt 37,5% so với nhu cầu khuyến nghị của Mỹ; mức lipid đạt 67,1% so với nhu cầu khuyến nghị của Việt Nam, đạt 33,5% so với nhu cầu khuyến nghị của Mỹ; mức glucid đạt 38,8% so với nhu cầu khuyến nghị của Việt Nam, đạt 62,2% so với nhu cầu khuyến nghị của Mỹ; mức vitamin C thấp hơn nhu cầu khuyến nghị của Việt Nam và Mỹ; mức canxi, phospho thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị của Việt Nam và Mỹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Xuân Tám (1999). Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh hô hấp. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 601 - 649.
2. American Thoracic Society/European Respiratory Society Statement (2003). Standards for the diagnosis and management of individuals with alpha-1 antitrypsin deficiency. Am J Respir Crit CareMed;168: 818-900.
3. AA Cruz, J Bousquet, NG Khaltaev (2007). Global surveillance, prevention and control of chronic respiratory diseases: A comprehensive approach.
4. Bộ môn dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Trường Đại Học Y Hà Nội (2004). Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng ở cộng đồng. NXB Y học, tr. 15-38.
5. Viện Dinh Dưỡng (2007). Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam. NXB Y học.
6. Bộ Y Tế (2007). Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
7. Mahan KL & Escott-Stumps S (2008). Medical Nutrition Therapy for Pulmonary Disease. Klause’s Food, Nutrition and Diet Therapy. 12th Edition:900-908.
8. Đỗ Ngọc Sơn (2014). Bước đầu áp dụng Automode trong thông khí nhân tạo cho bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai. Đề tài cấp cơ sở, BVBM.
9. Dương Vương Trung (2009). Nhận xét kết quả bước đầu ứng dụng cai thở máy bằng phương pháp hỗ trợ áp lực tự động ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Luận văn thạc sỹ Y học –Trường Đại học Y Hà Nội.
10.Đinh Thị Phương Thảo (2015). Khảo sát tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2014. Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ Y Khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.