DIỄN BIẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ THIẾU MÁU Ở PHỤ NỮ NÔNG THÔN HUYỆN CẨM KHÊ, PHÚ THỌ NĂM 2011-2015

Hoàng Thu Nga1,, Nguyễn Thị Lâm1, Từ Ngữ2, Phí Ngọc Quyên1, Nguyễn Duy Sơn1, Nguyễn Thị Diệp Anh1
1 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội
2 Hội Dinh dưỡng Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và thiếu máu khi có thai ở 165 phụ nữ nông thôn được thực hiện từ năm 2011-2015 tại huyện Cẩm Khê, Phú Thọ. Phương pháp: Phương pháp cân đo nhân trắc và xét nghiệm phân tích các chỉ số sinh hóa liên quan đến thiếu máu tại ba thời điểm: ban đầu (trước khi có thai), thai 16 và thai 32 tuần. Kết luận: Ở phụ nữ trước khi có thai, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (CED): 27,1%, cân nặng, chiều cao và chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình lần lượt là 45,9 ± 4,8 kg, 153,0 ± 5,3 cm và 19,6 ± 1,6. Mức tăng cân sau 16 tuần và 32 tuần có thai là 1,4±3,7 kg và 7,6 ± 3,7 kg (p<0,001). Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) cấp tính (theo vòng cánh tay MUAC) khi chưa có thai là 3,0%, thai 16 tuần là 7,8% và thai 32 tuần là 9,0%. Nồng độ hemoglobin (Hb) trung bình khi chưa có thai, khi thai 16 và 32 tuần lần lượt là 12,7 ± 1,2, 11,6 ± 1,1 và 11,7 ± 1,2 g/dL (p<0,001). Tỷ lệ thiếu máu khi chưa có thai là 26,0%, cao hơn so với tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai 16 tuần (24,0%) và 32 tuần (23,3%) (p<0,001). Nồng độ folate huyết thanh có xu hướng tăng lên trong khi nồng độ vitamin B12 huyết thanh lại giảm đi khi có thai so với khi chưa có thai. Thiếu folate và vitamin B12 không phải là vấn đề với phụ nữ ở nông thôn Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đinh Thị Phương Hoa và cs (2012). Thực trạng thiếu máu, TTDD và nhiễm giun ở phụ nữ 20-35 tuổi tại 6 xã thuộc huyện Lục Nam, Bắc Giang, Tạp chí DD&TP, 8(1), trang 39-46
2. Hồ Thu Mai (2013). Hiệu quả của truyền thông giáo dục và bổ sung viên sắt/folic đối với tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của phụ nữ 20-35 tuổi tại 3 xã huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình. Luận án tiến sỹ Dinh dưỡng.
3. Hà Huy Khôi, Lê Thị Hợp (2012). Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng. Nhà xuất bản Y học, 375 trang.
4. Huỳnh Nam Phương (2011). Tiếp thị xã hội với việc bổ sung sắt cho phụ nữ có thai dân tộc mường ở Hòa Bình. Luận án tiến
sỹ Dinh dưỡng cộng đồng.
5. Janet C. King (2016). A summary of pathways or mechanisms linking preconception maternal nutrition with birth outcomes. Journal of Nutrition, p:1s-8s, doi10.3945/jn.115.223479
6. Rosalind S. Gibson (2005), Principles nutritional assessment - The second edition. Oxford University Press
7. Stevens G et al. (2013). Global, regional, and national trends in hemoglobin concentration and prevalence of total and severe anemia in children and pregnant and non-pregnant women for 1995-2011: a systematic analysis of population-representative data. Lancet Glob Health. 1:e16-e25. doi:10.1016/S2214-109X(13)70001-9.
8. Trần Thúy Nga và cs. (2015). Tình trạng thiếu máu, thiếu một số vi chất dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em 6-59 tháng tại vùng thành thị, nông thôn và miền núi năm 2014-2015. Báo cáo tại Hội nghị Phòng chống thiếu Vi chất dinh dưỡng, VDD-UNICEF, tháng 10/2015.
9. Viện Dinh dưỡng (2014). Thông tin dinh dưỡng năm 2012, 2013, 2014. http://www.viendinhduong.vn/news/vi/209,218, 212,213/a/article.aspx.

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.