HIỆU QUẢ CỦA HỖ TRỢ DINH DƯỠNG TRONG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN 19.8 BỘ CÔNG AN

Doãn Thị Tường Vi1,, Cao Thị Thu1, Dương Mai Phương1, Đào Thị Thủy1
1 Bệnh viện 19.8

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu trên 64 bệnh nhân bị mắc bệnh đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện 198 được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 (nhóm can thiệp) được tư vấn dinh dưỡng và sử dụng chế độ ăn bệnh lý do Khoa Dinh dưỡng cung cấp trong 03 tuần. Nhóm 2 (nhóm đối chứng) được tư vấn về dinh dưỡng nhưng xin tự túc chế độ ăn. Kết quả: sự chấp hành chế độ dinh dưỡng Tốt ở nhóm 1 (43,8%) cao hơn nhóm 2 (18,8%) với p<0,05; chấp hành Khá ở hai nhóm tương đương nhau (37,5%); chấp hành Kém ở nhóm 1 (18,8%) thấp hơn nhóm 2 (43,8%) tuy chưa có sự khác biệt (p>0,05). Các chỉ số hóa sinh máu ở nhóm 1 giảm về gần giới hạn bình thường (p<0,05): glucose máu từ 12,4mmol/L xuống 7,7mmol/L; cholesterol máu từ 5,6mmol/L xuống 5,1mmol/L; Triglycerid từ 4,0mmol/L xuống 2,9mmol/L. Còn ở nhóm 2 nồng độ glucose máu, cholesterol toàn phần, triglycerid máu có giảm nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Doãn Thị Tường Vi (2011). Nghiên cứu mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với tỷ lệ đái tháo đường typ 2 ở đối tượng 30-60 tuổi tại Bệnh viện 19.8. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Hội nghị y tế CAND lần thứ III. Tạp chí y học thực hành số 8(775+776), Bộ y tế 2011, trang 496-501.
2. Saori F. ; Mikuko M.; Onkoo R. et all (2009). Randomized control trial of delivery of diabetic meals as an education tool improved glycemic control in Japanese patients with type 2 diabetes mellitus. Annals of nutrition and metabolism, abstracts 19th International Congress of Nutrition, October 4 – 9, 2009, Bangkok, Thailand, page 195.
3. Berg.A et al (1997). Physical conditioning in the prevention of the Metabolic Syndrome. The Metabolic Syndrome, Gustav Fischer Jena Stuttgart Lübeck Ulm, Freiburg, Page 217.
4. WHO. Diabetes and Noncomunicable diseases, Risk factors Survey. WHO/NCD/NCS/99.1, 1999.
5. KIM M.J., LY S. Y. (2009). Effects of nutrition education on glycemic control in patients with type 2 diabetes mellitus. Annals of nutrition and metabolism, abstracts 19th International Congress of Nutrition, October 4 – 9, 2009, Bangkok, Thailand, page 196.
6. Henry C.J.K., Newens K.J., Lightowler H.J. (2009). Low-glycaemic index sweetener-based beverages reduce 24-h glucose profiles in healthy adults Journal of Human Nutrition and Dietetics, volume 22, issue 1, February 2009, page 77-80.
7. Livesey G., Taylor R., Hulshof T., and Howlett J. (2008). Glycemic response and health – a systematic review and metaanalysis: relation between dietary glycemic properties and health outcomes. American Journal of Clinical Nutrition, January 2008. Volume 87. Number 1(S),258S-268S.