TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN THỰC TẾ Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2015-2016

Đỗ Thị Lương1,, Vũ Văn Giáp2, Phạm Duy Tường3
1 Bộ Y tế
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) giai đoạn ổn định; 2. Mô tả khẩu phần ăn thực tế ở bệnh nhân BPTNMT tại Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 217 bệnh nhân BPTNMT, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai từ 09/2015 đến 1/2016. Kết quả: Tình trạng dinh dưỡng theo SGA: mức A (73,3%), mức B (20,3%); mức C (6,4%). Tình trạng dinh dưỡng theo BMI: nhóm thiếu cân (25,6%); nhóm thừa cân béo phì (5,5%). Mức năng lượng bình quân trên đầu người của đối tượng nghiên cứu là 1490 kcal/người/ngày đáp ứng được 87,6% so với nhu cầu khuyến nghị. Tỷ lệ Protein:Lipid:Glucid là 17:15:68 là không cân bằng so với nhu cầu khuyến nghị. Kết luận: Bệnh càng nặng nguy cơ SDD càng cao, nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa khẩu phần thực tế và nguy cơ SDD ở đối tượng nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. GOLD (2015). Update Guide: Global strategy for the diagnosis management and prevention of COPD. p10. http://goldcopd.org/gold-reports/
2. World Health Organization (2014). Global status report on noncommunicable diseases 2014. WHO 2014. http://www.who.int/nmh/publications/ncd-status-report-2014/en/.
3. Ferreira I.M, Brooks D., White J., et al (2012). Nutritional supplementation for stable chronic obstructive pulmonary disease. Cochrane Database Syst Rev, (12: CD000998.), tr1-95.
4. Minas M., Verrou-Katsarou I., Mystridou P., et al (2012). Two-year mortality of patients with COPD in primary health care: an observational study. Int J Gen Med, 5, tr815-822.
5. Nguyễn Quang Minh (2011). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân COPD người lớn tuổi tại bệnh viện Thống Nhất. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 15(2), 76-81.
6. Detsky A. S., McLaughlin J. R., Baker J.P. , et al (1987). What is subjective global assessment of nutritional status? JPEN J Parenter Enteral Nutr, 11 (1), tr8-13.
7. Hallin R., Gudmundsson G., Suppli Ulrik C., et al (2007). Pulmonary disease (COPD). Respir Med, 101 (9), tr1954-1960.
8. Pirabbasi E., Najafiyan M., Cheraghi M., et al(2012). Predictors’ Factors of Nutritional Status of Male Chronic Obstructive Pulmonary Disease Patients. ISRN Nursing, 2012, 782626, http://doi.org/10.5402/2012/782626.
9. Yılmaz D., Çapan N., Canbakan S., et al. (2015). Dietary intake of patients with moderate to severe COPD in relation to fat-free mass index: a cross-sectional study. Nutrition Journal, 14 (1), tr1-10.
10. Efthimiou J., Mounsey P. J., Benson D. N., et al (1992). Effect of carbohydrate rich versus fat rich loads on gas exchange and walking performance in patients with chronic obstructive lung disease. Thorax, 47 (6), 451-456.