ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2014

Lê Thị Diễm Tuyết1, Trần Thị Phúc Nguyệt1,, Vũ Thị Thanh2, Đinh Thị Phương Thảo3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Công ty Biopharm-Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(COPD) tại bệnh viện Bạch Mai năm 2014. Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên 150 bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bao gồm chỉ số khối cơ thể (BMI), chu vi vòng cánh tay (MUAC) và đánh giá tổng thể chủ quan (SGA). Tỷ lệ bệnh nhân thiếu dinh dưỡng (BMI) là 69,3%, bình thường là 28% và thừa cân là 2,7%. Tỷ lệ bệnh nhân có chu vi vòng cánh tay trong giới hạn bình thường là 51,9%, nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nhẹ và vừa 41,4%, nguy cơ suy dinh dưỡng nặng 6,7%. Theo đánh giá tổng thể chủ quan có 8,0% bệnh nhân không có nguy cơ suy dinh dưỡng, nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nhẹ và vừa là 54% và mức độ nặng là 38%. Việc xác định mức độ nguy cơ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân COPDs là cở sở quan trọng cho việc lập kế hoạch can thiệp dinh dưỡng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. GOLD (2011). Global strategy for diagnosis management and prevention of COPD, NHLBI/WHO workshop report.
2. Ngô Quý Châu (2003). Tình hình chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm 1996-2000, TCNCYH, 21 (1), 35-39
3. Nguyễn Thị Xuyên và cộng sự (2010), Nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam, Y học thực hành, 2 (704), 3 - 8.
4. Aniwidyaningsih W., et al. (2008). Impact of nutritional status on body functioning in chronic obstructive pulmonary disease and how to intervene. Curr Opin Clin Nutr Metab Care, 11, 435-42.
5. Soler J.J., et al. (2004). Prevalence of malnutrition in outpatients with stable chronic obstructive pulmonary disease. Arch Bronconeumol, 40, 250-8.
6. Ciric Z., et al. (2013). Nutrition disorder and systemic inflammation in patients with chronic obstructive pulmonary disease. Med Glas (Zenica), 10, 266-71.
7. Laaban J.P., et al (1993). Nutritional status of patients with chronic obstructive pulmonary disease and acute respiratory failure. Chest. 103, 1362-8.
8. Gupta, B., S. Kant, R. Mishra. (2010). Subjective global assessment of nutritional status of chronic obstructive pulmonary disease patients on admission. Int J Tuberc Lung Dis, 14, 500-505.
9. Detsky AS., Wesson DE, et al (1982). Nutritional assessment: A comparison of clinical judgement and objective measurements. N Engl JMed; 306:969-72.
10.Yuceege MB M.D., et al. (2013). The Evaluation of Nutrition in COPD Patients Using Subjective Global Assesment and Mini Nutritional Assesment. International Journal of Internal Medicine, 2, 1-5.