TÁC ĐỘNG CỦA BỎ BỮA SÁNG LÊN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO MẦM NON VÀ TIỂU HỌC (2-11 TUỔI)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mặc dù bữa sáng rất quan trọng đối với sức khỏe và hiệu quả học tập của trẻ, song có rất ít thông tin về bữa ăn này của trẻ em Việt Nam, đặc biệt là trong nhóm trẻ độ tuổi mẫu giáo mầm non và tiểu học (2-11 tuổi). Nghiên cứu nhằm tìm hiểu đặc điểm bữa ăn sáng của nhóm trẻ này, ảnh hưởng của nó lên khẩu phần dinh dưỡng, cũng như tới tình trạng nhân trắc dinh dưỡng của trẻ. Phương pháp: Điều tra cắt ngang trên 2583 trẻ mẫu giáo mầm non và tiểu học từ 2 đến11 tuổi.
Các biến số được phân tích gồm: tỷ lệ ăn sáng không đều, mức đáp ứng nhu cầu một số chất dinh dưỡng của cả 2 nhóm ăn sáng hàng ngày và không hàng ngày, mối liên quan giữa ăn sáng với tình trạng nhân trắc dinh dưỡng. Các kết quả phân tích đã hiệu chỉnh cho tỷ lệ phân bố dân số theo giới, tuổi, vùng, miền. Kết quả: có 10,5% trẻ không ăn sáng hàng ngày. Tỷ lệ này rất khác nhau theo tuổi, vùng, miền, trình độ văn hóa mẹ và điều kiện kinh tế hộ gia đình; mức đáp ứng nhu cầu các chất dinh dưỡng của nhóm ăn sáng hàng ngày hợp lý hơn nhóm bỏ ăn sáng; Tỷ lệ thấp còi trong nhóm trẻ tiểu học, bỏ ăn sáng cao gấp 2,5 lần so với nhóm cùng tuổi ăn sáng hàng ngày. Kết luận: Bỏ ăn sáng làm giảm đáng kể khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của của trẻ và ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng thấp còi trong nhóm trẻ độ tuổi tiểu học.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bữa ăn sáng, dinh dưỡng trẻ em, sức khỏe trẻ em
Tài liệu tham khảo
2 Đại Học Y Hà Nội (2012 ). Dinh dưỡng hợp lý cho người lao động. Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà xuất bản y học.
3 Freitas P.P.D.; Mendonça R.D.D.; Lopes A.C.S. (2013). Factors associated with breakfasting in users of a public health service. Rev. Nutr. vol. 26 no.2 Campinas Mar./Apr .
4 Ghazi H.F. and Aljunid S. (2013). Eating for Intelligence: Breakfast and IQ among Iraqi Children. NUN, Articles, Food &Nutrition
5 Horikawa C, Kodama S, Yachi Y, Heianza Y, Hirasawa R, Ibe Y, Saito K, Shimano H, Yamada N, Sone H. (2011) Skipping breakfast and prevalence of overweight and obesity in Asian and Pacific regions: a meta-analysis. Prev Med 53(4-5):260-7.
6 Kapantais E, Chala E, Kaklamanou D, Lanaras L, Kaklamanou M and Tzotzas T. (2011 ) Breakfast skipping and its relation to BMI and health-compromising behaviours among Greek adolescents. Public Health Nutr 14(1):101-8.
7 Khanh L.N.B., Mine B., Tuyen L.D., Chinh N.H., Truong N.H., Paul D., Ilse T.K. (2015). The role of dairy in helping Vietnamese children to meet their daily nutrient requirements: the South East Asian Nutrition Survey. ACN 2015 abstract book, 305
8 Philippi S.T. (2008). Pirâmide dos alimentos: fundamentos básicos da nutrição. Barueri: Manole.
9 Pollitt E. (1995). Does Breakfast Make a Difference in School? J Am Diet Assoc.; 95: 1134-1139.
10 Tổng Cục Thống kê (2010). Báo cáo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. NXB Thống kê.
Các bài báo tương tự
- Hoàng Thị Đức Ngàn, Lê Danh Tuyên, Cao Thị Thu Hương, TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI THIẾU MÁU CỦA HỌC SINH 6-9 TUỔI BỊ SUY DINH DƯỠNG VÀ THỪA CÂN, BÉO PHÌ Ở 8 TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG NÔNG THÔN TẠI HẢI PHÒNG NĂM 2016 , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 13 Số 2 (2017)
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.