TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI THIẾU MÁU CỦA HỌC SINH 6-9 TUỔI BỊ SUY DINH DƯỠNG VÀ THỪA CÂN, BÉO PHÌ Ở 8 TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG NÔNG THÔN TẠI HẢI PHÒNG NĂM 2016
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ở các nước đang phát triển, là những nơi đang chịu đựng gánh nặng kép về bệnh tật, thiếu máu không những hay gặp ở trẻ bị suy dinh dưỡng, mà còn ở cả trẻ thừa cân, béo phì. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thiếu máu và một số yếu tố liên quan của học sinh 6-9 tuổi bị suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì ở 8 trường tiểu học vùng nông thôn tại Hải Phòng. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả sàng lọc nhân trắc trên 2.866 học sinh, xét nghiệm nồng độ hemoblobin máu của 892 trẻ và phỏng vấn cha mẹ của những trẻ lấy máu. Kết quả: Tỷ lệ thiếu máu của học sinh bị SDD thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm lần lượt là 29,3%, 28,3% và 29,6%. Nguy cơ bị thiếu máu ở trẻ bị SDD ở tất cả các thể đều cao gấp hơn 2 lần so với trẻ không bị SDD (p<0,05). Tỷ lệ thiếu máu của học sinh thừa cân, béo phì lần lượt là 8,8% và 7,9%. Nguy cơ thiếu máu của trẻ thừa cân và béo phì ít hơn so với trẻ bình thường lần lượt 45% và 44% (p<0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ thiếu máu của trẻ em với trình độ, nghề nghiệp của bà mẹ và thu nhập của hộ gia đình.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thiếu máu, học sinh tiểu học, suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì
Tài liệu tham khảo
2. Ngui, R., Lim, Y.A.L., Chong Kin, L., Sek Chuen, C., et al (2012). Association between Anaemia, Iron Deficiency Anaemia, Neglected Parasitic Infections and Socioeconomic Factors in Rural Children of West Malaysia. PLoS Neglected Tropical Diseases. 6(3): e1550.
3. Rasha Aziz, S., and Meray, R.L.(2016). The Prevalence of anemia among informal primary school children: a community based study in Rural Upper Egypt. Epidemiology, Biostatistics and Public Health.13(1).
4. Le Thi Huong, Brouwer, I.D., Verhoef, H., Nguyen Cong Khan et al (2007). Anemia and intestinal parasite infection in school children in rural Vietnam. APJCN. 16(4): 716-723.
5. Le Nguyen Bao Khanh, Le Thi Hop, Nguyen Do Van Anh, Tran Thuy Nga et al.(2013). Double burden of undernutrition and overnutrition in Vietnam in 2011: results of the SEANUTS study in 0•5–11-year-old children. British J of Nutr. 110(Suppl3): S45-S56.
6. Viện Dinh dưỡng. (2011). Tình hình thiếu vi chất và kế hoạch hành động về tăng cường vi chất vào bột mì ở Việt Nam. Truy cập ngày 07/7/2015 từ: http://www.viendinhduong.vn/news/vi/194/0/tinh-hinhthieu-vi-chat-va-ke-hoach-hanh-dong-ve-tang-cuong-vi-chat-vao-bot-my-o-vietnam.aspx.
7. Manios, Y., Moschonis, G., Chrousos, G. P., Lionis, C., et al (2013). The double burden of obesity and iron deficiency on children and adolescents in Greece: the Healthy Growth Study. J of Human Nutr & Dietetics. 26(5): 470-4789.
8. Zhao, L., Zhang, X., Shen, Y., Fang, X., et al (2015). Obesity and iron deficiency: a quantitative meta-analysis. Obe Rev. 16(12): 1081-1093.
9. Hoàng Thị Đức Ngàn, Lê Thị Hợp, Cao Thị Thu Hương, Vũ Đức Hưởng (2014). Mối liên quan tiêu thụ thực phẩm, hoạt động thể lực với thừa cân, béo phì ở trẻ em tiểu học và tác động của các yếu tố kinh tế xã hội. Tạp chí DD&TP. 10(1): 7-13.
10.Hoàng Thị Đức Ngàn và Lê Thị Hợp (2012). Tỷ lệ TC-BP và một số yếu tố liên quan của trẻ em tại một số trường tiểu học tại Hải Phòng năm 2012. Báo cáo nghiệm thu đề tài. Viện Dinh dưỡng: Hà Nội.
11.Stoltzfus, R.J., Chwaya, H.M., Tielsch, J.M., Schulze, K.J., et al.(1997). Epidemiology of iron deficiency anemia in Zanzibari schoolchildren: the importance of hookworms. The AJCN. 65(1):153-9.