HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT CỦA SẢN PHẨM GẠO LỨC NẢY MẦM TRÊN NGƯỜI MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA 55-70 TUỔI TẠI BẮC NINH

Trương Tuyết Mai1,, Cao Thị Thu Hương1, Trần Thị Thu Trang1
1 Viện Dinh dưỡng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu tiến hành trên 86 đối tượng mắc hội chứng chuyển hóa 55-70 tuổi tại thành phố Bắc Ninh nhằm đánh giá sự thay đổi các chỉ số đường huyết, HbA1c, chỉ số Insulin và HOMA – Insulin (HOMA – IR) trên bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa sau khi sử dụng gạo lức nảy mầm liên tục trong 12 tuần. Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. Nhóm can thiệp (sử dụng gạo lức nảy mầm 100 g/bữa và ăn 2 bữa hàng ngày liên tục trong 12 tuần) và nhóm chứng (không sử dụng gạo lức nảy mầm). Đối tượng được lấy máu tĩnh mạch để xác định chỉ số đường huyết, HbA1c, chỉ số Insulin và HOMA – IR trước và sau can thiệp. Kết quả: Sau can thiệp, nồng độ glucose máu của nhóm can thiệp giảm nhiều hơn so với nhóm chứng (0,7 mmol/L so với 0,1 mmol/L; p<0,05). Nồng độ HbA1c và chỉ số HOMA – IR của nhóm can thiệp đã giảm xuống thấp hơn so với ban đầu và so với nhóm chứng (p<0,05). Tỷ lệ đối tượng có glucose máu > 5,6 mmol/L có xu hướng giảm nhiều hơn ở nhóm can thiệp, từ 47,5% xuống còn 30,0% (p> 0,05) và ở nhóm chứng là 45,0% và 40,0% (p>0,05). Tỷ lệ đối tượng có HbA1c ≥ 5,6% cũng đã giảm nhiều hơn ở nhóm can thiệp (từ 42,5% xuống 30,0%) khi so với nhóm chứng. Kết luận: Gạo lức nảy mầm có thể được xem là sản phẩm tiềm năng trong việc hỗ trợ phòng và điều trị các triệu chứng của hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tillin T, Forouhi N, Johnston DG et al (2005). Metabolic syndrome and coronary heart disease in South Asians, AfricanCaribbeans and white Europeans: a UK population-based cross-sectional study. Diabetologia 48: 649-656.
2. Nguyễn Công Khẩn, Lê Bạch Mai và cộng sự. Tình trạng rối loạn lipid và một số giải pháp can thiệp ở người trưởng thành. Đề tài cấp nhà nước.
3. Charoenthaikij P1, Jangchud K, Jangchud A, Piyachomkwan K, Tungtrakul P, Prinyawiwatkul W (2009). Germination conditions affect physicochemical properties of germinated brown rice flour. J Food Sci, 74(9):C658-65.
4. Cáceres PJ1, Martínez-Villaluenga C, Amigo L, Frias J (2014). Assessment on proximate composition, dietary fiber, phytic acid and protein hydrolysis of germinated Ecuatorian brown rice. Plant Foods Hum Nutr, 69(3):261-7.
5. Wu F1, Yang N, Touré A, Jin Z, Xu X (2013). Germinated brown rice and its role in human health. Crit Rev Food Sci Nutr. ;53(5):451-63.
6. Mohan V1, Spiegelman D, Sudha V, Gayathri R, Hong B, Praseena K, Anjana RM, Wedick NM, Arumugam K, Malik V,Ramachandran S, Bai MR, Henry JK, Hu FB, Willett W, Krishnaswamy K (2014). Effect of brown rice, white rice, and brown rice with legumes on blood glucose and insulin responses in overweight Asian Indians: a randomized controlled trial. Diabetes Technol Ther, 16(5):317-25.
7. Imam MU1, Ismail M (2013). Nutrigenomic effects of germinated brown rice and its bioactives on hepatic gluconeogenic genes in type 2 diabetic rats and HEPG2 cells. Mol Nutr Food Res, Mar;57(3):401-11.
8. Sun Q1, Spiegelman D, van Dam RM, Holmes MD, Malik VS, Willett WC, Hu FB (2010). White rice, brown rice, and risk of type 2 diabetes in US men and women. Arch Intern Med, 170(11):961-9.
9. Hsu TF1, Kise M, Wang MF, Ito Y, Yang MD, Aoto H, Yoshihara R, Yokoyama J, Kunii D, Yamamoto S (2008). Effects of pre-germinated brown rice on blood glucose and lipid levels in free-living patients with impaired fasting glucose or type 2 diabetes. J Nutr Sci Vitaminol (Tokyo), 54(2):163-8.
10.Bui TN, Le TH, Nguyen do H, Tran QB, Nguyen TL, Le DT, Nguyen do VA, Vu AL, Aoto H, Okuhara Y, Ito Y, Yamamoto S, Kise M (2014). Pre-germinated brown rice reduced both blood glucose concentration and body weight in Vietnamese women with impaired glucose tolerance. J Nutr Sci Vitaminol (Tokyo), 60(3):183-7

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.