NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN CHẠO ỐC DƯA CHUỘT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đề tài được thực hiện nhằm đưa ra quy trình sản xuất sản phẩm “chạo ốc dưa chuột” phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng, đảm bảo an toàn thực phẩm và đạt giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu tiến hành khảo sát quá trình chần dưa chuột, tỷ lệ giữa các loại nguyên liệu ốc, thịt heo và nấm bào ngư, tỷ lệ phụ gia polyphosphat cũng như tỷ lệ giữa hỗn hợp ốc: thịt heo: nấm bào ngư và dưa chuột đến chất lượng sản phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Với nồng độ CaCl2 1% và thời gian chần 30 giây sẽ giúp cho dưa chuột giữ được cấu trúc tốt, màu sắc đẹp; Tỷ lệ phối trộn giữa ốc: thịt heo: nấm bào ngư thích hợp là 46:45:9 giúp cấu trúc sản phẩm tốt, màu sắc sáng cũng như hương vị thơm ngon; Tỷ lệ polyphosphat bổ sung là 0,3% sẽ cho sản phẩm có khả năng giữ ẩm cao và độ dai tốt; Tỷ lệ giữa hỗn hợp ốc: thịt heo: nấm bào ngư và dưa chuột là 1:1 sẽ cho sản phẩm có giá trị cảm quan tốt nhất.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ốc bươu, thịt heo, nấm bào ngư, dưa chuột, polyphosphate
Tài liệu tham khảo
2. Trần Linh Thước. (2002). Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. TPHCM: NXB Giáo dục.
3. Tăng Văn Tri, Võ Đình Trung, Nguyễn Thị Vân Thanh & Nguyễn Thị Ngọc Yến. Cách thức nghiên cứu chất màu anthocyanin. Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Lê Thị Hồng Vân & Hồ Thị Hà. Giáo trình công nghệ chế biến rau quả. Trường cao đẳng kinh tế công nghệ Hà Nội.
5. Ihl M., L.Aravena, E. Scheuermann, E.Uquiche & V. Bifani. (2003). Effect of immersion solutions on shelf-life of minimally processed lettuce. Lebensmittel Wissenschaft & Technologie,36: 591-599.
6. Nguyễn Huỳnh Diễm Ngọc. (2007). Nghiên cứu sản xuất xoài miếng muối chua. Trường Đại học Cần Thơ.
7. Phạm Thị Nguyệt. (2013). Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm chạo cá rô phi tẩm bột chiên xù. Trường Đại học Cần Thơ.
8. Vũ Thị Bích Thủy. (2005). Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chả lụa. Trường Đại học An Giang.
9. Bộ y tế. (2007). Quyết định số 46/2007/QĐ– BYT về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm”.