THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH CÓ CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC CẤP I TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN QUÂN Y 354
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Việc đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng (DD) cho người bệnh (NB) khi nằm viện giúp tăng khả năng
chống lại bệnh tật, bù đắp năng lượng đã mất do tổn thương. Mục tiêu: Khảo sát thực trạng đảm
bảo DD cho NB có chế độ chăm sóc cấp (CSC) I tại khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Quân Y
354 và mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo nhu cầu DD cho NB tại khoa Hồi sức
tích cực. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 185 NB và người nhà bệnh
nhân(NNNB), kết hợp thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu. Kết quả: Có 42,2% NB được đảm bảo đủ
năng lượng so với nhu cầu. Nhóm BN có tổn thương kết hợp chỉ có 34,7% đủ nhu cầu về năng
lượng, nhóm không có tổn thương có tỷ lệ đạt cao hơn là 53,7%. Nuôi dưỡng bằng cả hai đường
kết hợp có tỷ lệ đảm bảo đủ năng lượng cao hơn so với những NB được nuôi dưỡng riêng biệt
(65,6% so với 45,3%). 96,7% nhân viên y tế (NVYT) thấy rằng rất cần thiết phải đảm bảo đủ DD
cho NB một cách khoa học và phù hợp với từng đối tượng. Tuổi, giới tính, số ngày có chỉ định
CSC I, tình trạng có hay không có các tổn thương kết hợp, đường nuôi dưỡng là những yếu tố có
liên quan tới thực trạng đảm bảo DD cho NB (với p<0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đảm bảo dinh dưỡng, người bệnh, chế độ chăm sóc cấp I, Bệnh viện 354
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2011). Hướng dẫn về công tác đinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện. Thông tư 08/2011/TT/BYT, Hà Nội.
3. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng (2007). Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2006). Hướng dẫn chế độ ăn Bệnh viện. Ban hành kèm theo Quyết định số: 2879/QĐ-BYT ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Lê Thị Hợp (1995). Longgitudinal observation of physical growth of Vietnamese children from birth to 10 year in Vietnam conditions. Research report master of science in nutrition- University of IndonesiaJakarta.
6. Phạm Duy Tường (2013). Các bệnh thiếu dinh dưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng và các biện pháp dự phòng, Dinh dưỡng và một số vấn đề sức khỏe cộng đồng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
7. Bộ Y tế (1997). Quy chế bệnh viện. Quyết định ban hành Quy chế bệnh viện số 1895/1997/QĐ-BYT.
8. Baker D.J.P (1994). Maternal and Fetal origin of coronary heart disease. J . Royal. Coll. Physicans of London, 28, 544-551.
9. Du YP, Li LL, He Q, Li Y, Song H, Lin YJ, Peng JS (2012). Nutritional risk screening and nutrition assessment for gastrointestinal cancer patients. Zhonghua Wei Chang Wai Ke Za Zhi.;15(5):460-3.
10.Stenvinkel P, Barany P, Chung SH et al (2006). A comparative analysis of nutritional parameters as predictors of outcome in male and female ESRD patients. Nephrol Dial transplant, 17, 1266- 1274.
Các bài báo tương tự
- Nguyễn Văn Tuấn, Lê Văn Tri, Nguyễn Lan Hương, NGHIÊN CỨU HOẠT CHẤT GLUCOSINOLATE (GLS) VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG ÔXY HÓA TRONG RAU MẦM HỌ CẢI TRÊN MỘT SỐ LOẠI GIÁ THỂ , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 13 Số 1 (2017)
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.