NGHIÊN CỨU HOẠT CHẤT GLUCOSINOLATE (GLS) VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG ÔXY HÓA TRONG RAU MẦM HỌ CẢI TRÊN MỘT SỐ LOẠI GIÁ THỂ

Nguyễn Văn Tuấn1,, Lê Văn Tri1, Nguyễn Lan Hương2
1 Công ty cổ phần Công nghệ Sinh học
2 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát khả năng sinh tổng hợp hoạt chất Glucosinolate (GLS) và khả năng chống ôxy hóa (SC50) trong rau mầm củ cải đỏ trên các loại giá thể khác nhau, nhằm lựa chọn được loại giá thể cho hoạt chất GLS và khả năng chống ôxy hóa cao nhất. Đã xác định được giá thể làm từ than sinh học và mùn rơm, rạ thích hợp cho sự tổng hợp GLS có hoạt tính chống ôxy hóa cao trong rau mầm củ cải đỏ. Khi trồng rau mầm củ cải đỏ trên giá thể số 1, thu được hàm lượng GLS là 23,45 mg sinigrin/100 g trọng lượng tươi, khả năng chống ôxi hóa SC50 là 395,07 µg/ml và năng suất 1.021,51 g. Khi bổ sung thêm axit amin L-Tryptophan với liều lượng 50 mg, thời gian bổ sung vào ngày thứ 3 cho hàm lượng GLS và khả năng chống ôxi hóa cao nhất, với các giá trị lần lượt là 28,63 mg sinigrin/100 g trọng lượng tươi và 290,8 µg/ml.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Nam Trung (2012). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng rau mầm họ hoa thập tự (Brassicaceae). Báo cáo luận án tiến sĩ Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
2. Brooks JD, Paton VG, Vidanes G (2001). Potent induction of phase 2 enzymes in human prostate cells by sulforaphane. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev, V.10(9), pp. 949 - 954.
3. Charlotte N. Armah et al (2015). Diet rich in high glucoraphanin broccoli reduces plasma LDL cholesterol: Evidence from randomised controlled trials. Mol. Nutr. Food Res, 59, pp. 918 - 926.
4. Galan M.V., Kishan A.A., Silverman A.L. (2007). Oral broccoli sprouts for the treatment of Helicobacter pylori infection: a preliminary report. Dig Dis Sci., 49 (7 -8); pp 1088 - 1090.
5. Rangkadilok. N et al. (2002). Developmental changes of sinigrin and glucoraphanin in three Brassica species (Brassica nigra Brassica juncea and Brassica oleracea var italica). Sci. Hortic, 96, pp. 11 - 26.
6. Rijken P.J et al (1999). Effect of vegetable and carotenoid consumption on aberrant crypt multiplicity, a surrogate end-point marker for colorectal cancer in azoxymethane-induced rats. Carcinogenesis, 20(12), pp. 2267 - 2272.
7. Ruud Verkerk et al, 2009. Glucosinolates in Brassica vegetable: The influence of the food supply chain on intake, bioavailability and human health. Mol.Nutr.Food Res, 53, pp. 219 - 265.
8. Shela G. et al (2003). Bioactive ompounds and antioxidant potential in fresh and dried Jaffa sweeties, a new kind of citrus fruit. J. Nutri. Biochem., 14 pp 154 - 159