HÌNH THÀNH THÓI QUEN TRONG VIỆC NGĂN NGỪA CÁC BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM

Huỳnh Hạnh1,
1 Trường Đại học British Columnia, Vancouver, Canada

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Với sự phát triển nhanh chóng trong sản xuất thực phẩm giàu năng lượng trên toàn thế giới cùng với chế độ ăn bất cẩn, nhân loại đã và đang sống trong một môi trường có tác động tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, chúng ta đang tự sát và rút ngắn tuổi thọ của con người. Các nghiên cứu gần đây đã xác nhận béo phì làm tăng nguy cơ ung thư trong 11 loại ung thư khác nhau (thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng, ống dẫn mật, tuyến tụy, vú, nội mạc tử cung, buồng trứng, thận và tủy). Cùng lúc với sự gia tăng tỷ lệ béo phì trên toàn thế giới, tỷ lệ bệnh đái tháo đường cũng đã tăng lên đáng kể. Ứớc tính sẽ có đến 642 triệu người mắc bệnh đái tháo đường vào năm 2040.


Để thành công trong điều trị bệnh béo phì và đái tháo đường, người bệnh phải có vai trò tích cực trong quá trình điều trị (thay đổi lối sống bao gồm cả chế độ ăn uống hợp lý và vận động thể lực thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết những người tham gia các nghiên cứu can thiệp thay đổi lối sống không thể duy trì sự cải tiến sức khỏe sau khi chương trình can thiệp kết thúc. Vì vậy, cần phải xây dựng một giải pháp tiếp cận mới để giải quyết những thách thức trên. Đó là duy trì tính bền vững của lối sống lành mạnh đã được khuyến cáo.


Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kyrgiou M. et al. (2017). Adiposity & Cancer at major anatomical sites: Umbrella Review of the Literature. Systematic Review & Meta-Analysis. JAMA 2017, Vol 356: j477.
2. Reusch J.E.B. & Manson J.A.E. (2017). Management of Type 2Diabetes in 2017: Getting to Goal. JAMA Published on Line March 1, 2017.
3. Marteau T.M. et al. (2012). Changing human behavior to Prevent Disease: The Importance of Targeting Automatic Processes. Science Sept 21 2012, Vol 337: 1492 – 1495.
4. Lally P. et al. (2008). Healthy Habits: Efficacy of simple advice on weight control based on a habit-formation model. International Journal of Obesity 2008, Vol 32: 700 – 707.
5. Gardner B. et al. (2012). Making health habitual: The Psychology of “Habit-Formation” and General Practice. British Journal of General Practice Dec 2012: 664 – 666.
6. McGowan L. et al. (2013). Healthy Feeding Habits: Efficacy results from a cluster-randomized, controlled exploratory trial of a novel, habit-based intervention with parents. American Journal of ClinicalNutrition 2013; Vol 98: 769 – 777.
7. Lally P. et al. (2010). How are habits formed: Modelling “habit formation” in the real world. European Journal of Social Psychology 2010, Vol 40: 998– 1009.
8. Malhotra A. et al. (2017). Saturated Fat does not clog the arteries: Coronary Heart Disease is a Chronic Inflammatory Condition, the Risk of which can be effectively Reduced from Healthy Lifestyle Interventions. British Journal of Sports Medicine Published on Line April 25, 2017.
9. Kerrison G. et al. (2017). The effectiveness of Lifestyle Adaptation for the Prevention of Prediabetes in Adults: A Systematic Review. Journal of Diabetes Research, Volume 2017, Article ID 8493145, 20 pages.
10. Beeken et al. (2012). Study protocol for the 10 Top Tips Trial: RCT of habit based advice for weight control in general practice. BMC Public Health 2012, Vol 12: 667.