TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ EM TỪ 36-59 THÁNG TUỔI TẠI 2 XÃ HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

Phạm Thị Thư1,, Trương Tuyết Mai2, Vũ Văn Thái1
1 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Viện Dinh dưỡng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em từ 36-59 tháng tuổi tại 2 xã huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2015 và mô tả một số yếu tố liên quan tới SDD thấp còi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 634 trẻ em và bà mẹ có con từ 36-59 tháng tuổi tại 2 xã Phú Lâm và Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Kết quả: Tỷ lệ SDD trẻ em từ 36-59 tháng tuổi tại 2 xã, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cao nhất là SDD thểthấp còi (15,1%) tiếp đến là SDD thểnhẹ cân (12,6%) và SDD thểgầy còm (7,7%). Tỷ lệ SDD thể thấp còi ở nhóm trẻ có cân nặng sơ sinh dưới 2500 g, trẻ cai sữa ≤ 18 tháng và trẻ biếng ăn cao gấp 2,0; 1,9 và 1,7 lần so với nhóm trẻ có cân nặng sơ sinh trên 2500 g, trẻ cai sữa sau 18 tháng và nhóm trẻ không biếng ăn. Kết luận: Tỷ lệ SDD trẻ em từ 36-59 tháng tuổi tại 2 xã huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2015 cao nhất là SDD thểthấp còi. Cân nặng sơ sinh thấp, cai sữa sớm cho con, trẻ biếng ăn, trình độ học vấn của mẹ, tuổi của mẹ là yếu tố có liên quan đến SDD thể thấp còi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Xuân Chiến (2008). Thực trạng dinh dưỡng trẻ em và kiến thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại thành phố Hải Phòng 2007. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hải Phòng.
2. Đặng Văn Chức (2006). Tỷ lệ và ảnh hưởng các yếu tố hành vi bà mẹ đến suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi xã Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng tháng. Y học thực hành, 563, tr.31-35.
3. Nguyễn Thị Phương (2011). Thực trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện An Dương, Hải Phòng năm 2011. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hải Phòng.
4. Phạm Thị Thư, Trần Văn Điển, Nguyễn Ngọc Sáng và cs. (2015). Tình hình suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em tại Huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Tạp chí Y học Thực hành, số 5(963), trang 98-101.
5. Viện Dinh dưỡng (2014). Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em năm
2014. http://viendinhduong.vn/news/vi/134/89/a/so-lieu-thong-ke-ve-tinh-trangdinh-duong-tre-em-qua-cac-nam.aspx
6. Florescu L, Bălănică G, Vremeră T, Matei M (2011). Cross-sectional study to evaluate risk factors in infant malnutrition. Rev Med Chir Soc Med Nat Iasi. 115, 3, 699 –704.
7. Jesmin A, Yamamoto SS, Malik AA, Haque MA (2011). Prevalence and determinants of chronic malnutrition among preschool children: a cross-sectional study in Dhaka City, Bangladesh. J Health Popul Nutr. 29, 5, 494 - 9.
8. Ricci. J.A, Becker S. (1999). Risk factors for wasting and stunting among children
in Metro Cebu, Philippines. Am J Clin, 63, pp.966 – 975.
9. WHO (2006). Child growth standardTraining coure on growth assessment. Global Database on Child Growth and malnutrition. Geneva, pp.1-18.