TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THAN QUẢNG NINH NĂM 2021

Phạm Thu Thủy1, Nguyễn Hữu Chính2, Nguyễn Thị Huyền Trang2, Nguyễn Đỗ Vân Anh2, Bùi Văn Tước2, Phạm Minh Phúc3, Lương Mai Anh4, Trần Bích Thủy4, Trịnh Bảo Ngọc5, Bùi Thị Nhung2,
1 Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội
2 Viện Dinh dưỡng
3 Hội Tiết chế Dinh dưỡng Việt Nam
4 Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế
5 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người lao động tại công ty than Quảng Ninh.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 400 nam công nhân mỏ từ 20-49 tuổi tại công ty Than Quảng Ninh năm 2021. Điều tra khẩu phần bằng phương pháp hỏi ghi 24 giờ kết hợp cân đong. Tình trạng dinh dưỡng được phân loại theo chỉ số khối cơ thể (BMI), đánh giá khẩu phần theo Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016.


Kết quả: Công nhân mỏ công ty Than Quảng Ninh có 15,5 % thừa cân (25£BMI<29 kg/m2), 0,5% béo phì (³30 kg/m2), 2% thiếu năng lượng trường diễn (BMI<18,5 kg/m2). Giá trị trung vị của khẩu phần mỗi ngày gồm 2768,4 Kcal năng lượng, 105,1 g protein, 67,3 g lipid, và 437,8 g glucid. Nhóm công nhân sửa chữa, vận hành cơ điện có tỉ lệ thừa cân, béo phì và  thiếu năng lượng trường diễn cao hơn ở công nhân khai thác, vận chuyển than (p<0,05).


Kết luận: Thừa cân là vấn đề dinh dưỡng chủ yếu của người lao động tại Công ty Than Quảng Ninh. Khẩu phần của công nhân cân đối, có mức năng lượng và hàm lượng các chất sinh năng lượng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị. Có mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với vị trí việc làm của người lao động.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. ILO News. Poor workplace nutrition hits workers’ health and productivity. ILO report, GENEVA, 2005.
2. Vũ Văn Quyết, Phạm Duy Quang, Nguyễn Thuỳ Linh. Tình trạng thiếu vi chất của nữ công nhân từ 15-35 tuổi tại một công ty tại Miền Bắc Việt Nam năm 2020. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2021;146(10):29-36.
3. Nguyễn Thị Lan Hương, Đỗ Thị Phương Hà, Lê Bạch Mai. Thực trạng bữa ăn ca công nhân dệt may một số điểm miền Bắc. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021;498(1):86-90
4. WHO Physical status: the use and interpretation of anthropometry. WHO, , accessed: 05/08/202.
5. Viện Dinh Dưỡng (2016). Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, 32-84.
6. Mazheva. Characteristics of the diet and nutritional status of workers at various industrial enterprises of the Sverdlovsk Region. Vopr Pitan. 2018;87(1):72-78.
7. Phạm Ngọc Khái, Lê Văn Nghị, Đặng Bích Thủy. Nhận xét về một số chỉ số nhân trắc dinh dưỡng, thể lực của người lao động làng nghề tại 3 tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2010;1:41-46.
8. Lê Thị Xuân Quỳnh. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn và một số yếu tố liên quan ở công nhân công ty cổ phần thủy đặc sản huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018.