TÌNH TRẠNG THIẾU NĂNG LƯỢNG TRƯỜNG DIỄN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ TẠI VŨ THƯ, THÁI BÌNH NĂM 2015
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thiếu năng lượng trường diễn gây nhiều hậu quả cho phụ nữ tuổi sinh đẻ như tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và giảm khả năng đáp ứng miễn dịch dẫn đến chậm hồi phục khi mắc bệnh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống 548 phụ nữ tuổi sinh đẻ 20-49 tuổi tại huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình. Mục đích: Mô tả tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và một số yếu tố liên quan. Kết quả: Trung bình chiều cao 152,7± 4,4 (cm), cân nặng 46,5 ± 5,3 (kg), BMI 19,9 ± 2,0 (kg/m2), Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 20,4%, trong đó, độ I là 14,1%, độ II là 3,8% và độ III là 2,6%. Đối tượng có thu nhập thấp, có nhiều hơn hai con, bị tiêu chảy cấp trong tháng qua, hay bị thiếu máu có nguy cơ cao bị thiếu năng lượng trường diễn (p< 0,05). Cần tích cực triển khai các can thiệp dinh dưỡng, nhằm nâng cao thể trạng và sức khỏe cho nhóm phụ nữ tuổi sinh đẻ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phụ nữ tuổi sinh đẻ, thiếu năng lượng trường diễn, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Tài liệu tham khảo
2. Viện dinh dưỡng, Unicef (2011). Báo cáo Tình hình Dinh dưỡng Việt Nam năm 2009-2010. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
3. Asmare Wubie, Omer Seid, Sisay Eshetie, et al. (2019). Determinants of chronic energy deficiency among non-pregnant and non-lactating women of reproductive age in rural Kebeles of Dera District, North West Ethi- opia. Unmatched case control study. PLoS ONE. 2020;15(10):e0241341.
4. Ilyas U, Kousar P (2019). Malnutrition and its Associated Risk Factors among Women of Reproductive Age in Rural Community of Lahore. International Journal of Medical Research & Health Sciences. 8(3):173-8.
5. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng (2012). Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
6. Nguyễn Anh Tú (2012). Hiệu quả sự dụng mì ăn liền từ bột mì tăng cường vi chất ở phụ nữ công nhân bị thiếu máu tại khu công nghiệp nhẹ của Tỉnh Vnh Phúc. Luận án tiến sĩ Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng.
7. Shetty P.S. (1994). Body mass index - A measure of chronic energy deficiency in adults. Food and Nutrition 1994; Paper 56, FAO Rome.
8. WHO/UNICEF/UNU. (2001). Iron deficiency anemia, assessments, prevention and control: a guide for pro- grame managers. WHO/NHD/013, Geneva. 2001.
9. Nguyễn Quang Dũng (2015). Thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ tuổi sinh đẻ người H’Mông tại một số xã thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 96(4), 107 – 113.
10. Trần Thị Hồng Vân (2020). Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung viên sắt trên phụ nữ độ tuổi 24 đến 35 tuổi người dân tộc tày tại một số xã huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Luận án tiến sỹ trường Đại học Y Hà Nội.
11. Lê Minh Uy (2008). Tình trạng dinh dưỡng phụ nữ 15-49 tuổi tại An Giang. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm. 4(3+4):57-63.
12. Đinh Thị Phương Hoa (2013). Tình Trạng dinh dưỡng, thiếu máu và hiệu quả bổ sung sắt hàng tuần ở phụ nữ 20 - 35 tuổi tại huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng.
Các bài báo tương tự
- Hoàng Thu Nga, Nguyễn Thị Lâm, Từ Ngữ, Phí Ngọc Quyên, Henri Dirren, Janet C. King, HIỆU QUẢ CAN THIỆP BỔ SUNG THỰC PHẨM CHO PHỤ NỮ TRƯỚC VÀ TRONG KHI CÓ THAI TỚI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ THIẾU MÁU CỦA TRẺ 24 TUẦN TUỔI , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 12 Số 5.2 (2016)
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.