KẾT QUẢ CAN THIỆP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ TỪ 12 ĐẾN 36 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi bằng bổ sung đa vi chất kết hợp truyền thông giáo dục sức khoẻ.
Phương pháp: Thực hiện nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng trên 395 trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng đang sống tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bằng bổ sung gói đa vi chất dinh dưỡng Davin Kid cho trẻ và truyền thông giáo dục sức khỏe cho bà mẹ. Sự thay đổi tỷ lệ suy dinh dưỡng được đánh giá sau 3 tháng, 6 tháng, và 9 tháng can thiệp.
Kết quả: Sau 9 tháng can thiệp, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân, gầy còm lần lượt giảm từ 84,1% xuống 72,7%; từ 38,0% xuống 27,6%; và từ 16,2% xuống 12,7% (p<0,001).
Kết luận: Can thiệp kết hợp bổ sung đa vi chất dinh dưỡng cho trẻ và truyền thông giáo dục sức khỏe cho bà mẹ góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ sau 9 tháng can thiệp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy dinh dưỡng, trẻ 12-36 tháng, bổ sung đa vi chất dinh dưỡng, truyền thông giáo dục sức khoẻ
Tài liệu tham khảo
2. Bhutta ZA, Berkley JA, Bandsma et al. Severe childhood malnutrition. Nat Rev Dis Primers. 2017;3:17067. doi: 10.1038/nrdp.2017.67.
3. Bộ Y tế. Công bố kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019-2020. Truy cập tại https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/bo-y-te-cong-bo-ket-qua-tong-ieu-tra-dinh-duong-nam-2019-2020.
4. Nguyễn Thị Hương, Phạm Văn Thân. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 12 - 36 tháng tuổi tại trường mầm non, tỉnh Hải Dương. Tạp chí Y học dự phòng. 2016. 26(7):71-80.
5. Nguyễn Xuân Hùng. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả can thiệp ở trẻ 12 đến 36 tháng tuổi tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên năm 2017. Trường Đại học Y Dược Hải Phòng. 2020.
6. Trung tâm Y tế huyện Cẩm Mỹ. Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản và dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em <5 tuổi. 2022.
7. WHO Multicentre Growth Reference Study Group. WHO Child Growth Standards based on length/height, weight and age. Acta Paediatr Suppl. 2006;450:76-85.
8. Nguyễn Thị Lương Hạnh và cộng sự. Hiệu quả bổ sung Vibozyme trong cải thiện biếng ăn, tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 12-36 tháng tuổi sau sử dụng kháng sinh tại tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm. 2017;13(1):73-80.
9. Nguyễn Song Tú và cộng sự. Hiệu quả sử dụng sữa hoàn nguyên bổ sung vi chất dinh dưỡng đối với tình trạng nhân trắc trẻ em mầm non tại tỉnh Yên Bái, năm 2018. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;503(6):260-264.
10. Nguyễn Thị Thúy Hồng. Nghiên cứu hiệu quả bổ sung sản phẩm giàu acid amin và vi chất dinh dưỡng (Viaminokid) cho trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi. Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội 2018.
Các bài báo tương tự
- Đỗ Thị Ngọc Diệp, HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG TRONG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: THÀNH CÔNG VÀ THÁCH THỨC , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 12 Số 5.1 (2016)
- Lê Thị Hoàng Liễu, KIẾN THỨC VÀ TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ CỦA BỆNH NHÂN BỆNH MẠN TÍNH KHÔNG LÂY ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN HUYỆN BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 12 Số 4 (2016)
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.