HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG TRONG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: THÀNH CÔNG VÀ THÁCH THỨC

Đỗ Thị Ngọc Diệp1,
1 Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của người dân thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) có nhiều cải thiện rõ rệt liên tục và bền vững trong 10 năm gần đây cả về tầm vóc, thể lực, các rối loạn dinh dưỡng và kiến thức thực hành về dinh dưỡng. Các số liệu giám sát dịch tễ học cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em dưới 5 tuổi tại TPHCM đã giảm ở mức thấp nhất trong cả nước ở cả 3 thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm (lần lượt là 4,1%; 6,4 % và 2,1% vào năm 2015), những thể
lâm sàng nặng do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng như khô mắt, bướu cổ,… đã được loại trừ. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ chỉ còn 9,7%. Tỷ lệ SDD ở trẻ tuổi học đường cũng đã giảm đáng kể ở tất cả các cấp học. Tỷ lệ SDD thấp còi ở học sinh tiểu học đã giảm còn 2,3%; ở học sinh trung học cơ sở là 3,8% và ở học sinh trung học phổ thông là 7,8% (năm 2015). Sau 6 năm chiều cao trung bình của học sinh TPHCM đã tăng trung bình 0,6-1,4 cm ở các nhóm 6-15 tuổi (đối với nam) và từ 0,4-3,9 cm ở các nhóm từ 6-17 tuổi (đối với nữ). Chiều cao trung bình của trẻ em TPHCM 17 tuổi là 168,2 cm ở nam và 155,9 cm ở nữ. Đã xuất hiện tình trạng tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 ở tuổi vị thành niên và gia tăng các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng và lối sống là thách thức lớn của TPHCM. Bài học kinh nghiệm từ thành công bao gồm: xây dựng các giải pháp can thiệp dinh dưỡng dựa trên cộng đồng phù hợp, xây dựng mạng lưới cán bộ dinh dưỡng từ trong các bệnh viện đến tận cộng đồng với vai trò chủ lực của đơn vị chuyên môn về dinh dưỡng tiết chế là Trung tâm Dinh dưỡng, đầu tư nguồn lực của chính quyền thành phố và sự tham gia của cộng đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phan Nguyễn Thanh Bình, Trần Quốc Cường và Lê Thị Kim Quí (2012). Dịch tễ học bệnh rối loạn chuyển hóa tại thành phố Hồ Chí Minh: xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm, tập 8 (số 3):1-5.
2. Nguyễn Nhân Thành, Trần Thị Minh Hạnh, Phan Nguyễn Thanh Bình, Lê Nguyễn Trung Đức Sơn, Phạm Ngọc Oanh, Đỗ Thị Ngọc Diệp và Lê Thị Kim Quí (2010). Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ dưới 5 tuổi tại TPHCM. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, tập 6 (số 3+4): 56-65.
3. T. Q. Cuong, M. J. Dibley, S. Bowe, T. T. Hanh, and T. T. Loan (2007). Obesity in adults: an emerging problem in urban areas of Ho Chi Minh City, Vietnam. Eur J Clin Nutr, 61(5):673-681.
4. Trần Quốc Cường, Đỗ Thị Ngọc Diệp, Vũ Quỳnh Hoa (2016). Can thiệp phòng chống SDD cho bệnh nhân nằm viện tại TPHCM: bằng chứng y học, cơ hội và thách thức. Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm, tập 12 (số 4):33-41.
5. Trần Thị Minh Hạnh, Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phan Nguyễn Thanh Bình, Phạm Ngọc Oanh và Vũ Quỳnh Hoa (2016). Báo động tình trạng thừa cân, béo phì và tăng huyết áp ở trẻ em tuổi học đường TPHCM. Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm, tập 12 (số 4):17-24.
6. Trần Thị Minh Hạnh, Vũ Quỳnh Hoa, Phạm Ngọc Oanh, Đỗ Thị Ngọc Diệp và Lê Thị Kim Quí (2012). TTDD học sinh tiểu học TPHCM. Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm, tập 8 (số 3):32-38.
7. Trần Thị Minh Hạnh, Vũ Quỳnh Hoa, Phạm Ngọc Oanh, Đỗ Thị Ngọc Diệp và Lê Thị Kim Quí (2012). TTDD học sinh trung học cơ sở TPHCM. Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm, tập 8 (số 3):39-45.
8. Trần Thị Minh Hạnh, Vũ Quỳnh Hoa, Phạm Ngọc Oanh, Đỗ Thị Ngọc Diệp và Lê Thị Kim Quí. (2012) TTDD học sinh trung học phổ thông TPHCM. Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm, tập 8 (số 3):46-51.
9. Trần Thị Minh Hạnh, Nguyễn Xuân Ninh, Lê Nguyễn Trung Đức Sơn, Nguyễn Nhân Thành, Phạm Ngọc Oanh và Lê Thị Kim Quí. Thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ dưới 5 tuổi, vấn đề sức khỏe cộng đồng tại TPHCM. Tạp chí Y học dự phòng tập XX 2010, số 3 (111):131-137.
10.Trung tâm Dinh dưỡng (2014). 25 năm –Hình thành và phát triển.
11.Trung tâm Dinh dưỡng (2015). TTDD của trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ 15-49 tuổi tại TPHCM năm 2015. Báo cáo Sở Y tế TPHCM, 2015.
12.Trung tâm Dinh dưỡng (2015). Tình trạng dinh dưỡng của học sinh phổ thôngi tại TPHCM. Đề tài nghiên cứu khoa học Sở Y tế TPHCM, 2015.