KHẢO SÁT SƠ BỘ THÓI QUEN SỬ DỤNG VÀ LỰA CHỌN SẢN PHẨM XÚC XÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thói quen lựa chọn và sử dụng sản phẩm xúc xích gà của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội (n = 150). Sử dụng bảng câu hỏi điều tra được thiết kế chủ yếu trên hai nội dung chính: thông tin sơ bộ về thị trường xúc xích gà và thói quen lựa chọn, sử dụng sản phẩm này của người tiêu dùng. Kết quả cho thấy người tiêu dùng biết đến sản phẩm chủ yếu qua tivi (58,3%) hoặc qua người thân giới thiệu (56,9%). Họ thường chọn mua sản phẩm ở siêu thị (81,2%) hoặc cửa hàng tạp hóa (43%), cửa hàng công ty (12,8%). Xúc xích tiệt trùng và xúc xích xông khói được sử dụng nhiều nhất (tương ứng với 65,3% và 48,7%). Khi mua sản phẩm thì các yếu tố như chất lượng thực phẩm (82,2%), giá cả (63,7%) và thương hiệu (52,7%) được người tiêu dùng quan tâm nhất. Khi sử dụng sản phẩm, họ quan tâm nhiều đến vị (84,5%), mùi, độ giòn, màu sắc (từ 39,9% đến 60,1%). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tiến hành đánh giá thị hiếu của người tiêu dùng (n = 70) trên thang thị hiếu 9 điểm. Kết quả chỉ ra rằng 3 loại sản phẩm xúc xích
xông khói và 3 sản phẩm xúc xích tiệt trùng sản xuất tại Việt Nam khá được ưa thích, ở mức 5,23 – 7,20 điểm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xúc xích, thói quen lựa chọn sản phẩm, người tiêu dùng, thị hiếu
Tài liệu tham khảo
2. Gunter Heinz and Peter Hautzinger. 2007. Meat processing technology: for small- to medium-scale producers, FAO regional office for Asia and the Pacific (RAP), Bangkok, Thailand, 455 pages.
3. Nguyễn Bá Thanh. 2014. Nghiên cứu đề xuất mô hình lựa chọn thực phẩm của người Việt Nam bằng cách tiếp cận giữa sản phẩm và người tiêu dùng, Luận án Tiến sĩ, Đại học Bách Khoa Tp. HCM, ĐH Quốc gia, 144 trang.
4. Philip Kotler (lược dịch bởi Phan Thăng, Vũ Thị Phương và Giang Văn Chiến từ sách Marketing Essentials). 2000. Marketing căn bản, NXB Thống kê, 584 trang.
5. Trương Đình Chiến. 2010. Quản trị marketing, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, 559 trang.
6. Harry T.Lawless, Hildegarde Heymann (Nguyễn Hoàng Dũng biên dịch). 2007. Đánh giá cảm quan thực phẩm: Nguyên tắc và thực hành, NXB ĐHQG TP. HCM, 701 trang.
7. Hà Duyên Tư. 2010. Kỹ thuật phân tích và cảm quan thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 143 trang.
Các bài báo tương tự
- Nguyễn Thị Duyên, Trần Thị Phúc Nguyệt, Nguyễn Thị Ngân, TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG HƯNG THÁI BÌNH NĂM 2015 , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 13 Số 4 (2017)
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.