TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG HƯNG THÁI BÌNH NĂM 2015
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tăng huyết áp. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 150 bệnh nhân nhập viện tại khoa Nội, bệnh viện Đa khoa Đông Hưng, Thái Bình. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo chỉ số vòng bụng, vòng mông, BMI, SGA. Kết quả: Tình trạng béo bụng của bệnh nhân nữ (56,9%) cao hơn nam (8,7%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI <18,5 kg/m2) là 14,7%, tỷ lệ TCBP (BMI ≥ 25,0 kg/m2) là 12,0%, Tỷ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng theo SGA là 36,7%. Kết luận: Thừa cân, béo phì là nguy cơ của bệnh tăng huyết áp, nhưng cũng cần quan tâm đến bệnh tăng huyết áp ở những đối tượng có chỉ số BMI bình thường và gầy, có mối liên quan giữa chỉ số VB/VM với chỉ số BMI, phương pháp SGA cho phép phát hiện bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân có BMI bình thường.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tình trạng dinh dưỡng, SGA, tăng huyết áp, Đông Hưng, Thái Bình
Tài liệu tham khảo
2. Lưu Ngọc Hoạt và Hoàng Văn Minh (2011). Tài liệu hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu Khoa học Y học, NXB Y học, tr. 129-130.
3. Phạm Gia Khải, Đỗ Doãn Lợi, Nguyễn Ngọc Quang (2010). Tăng huyết áp kẻ giết người thầm lặng. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 52, tr 77-78.
4. Nguyễn Thị Lâm (2003). Thống nhất phương pháp kỹ thuật sử dụng trong đánh giá thừa cân béo phì của các nhóm tuổi khác nhau. Đặc san Dinh dưỡng và Thực phẩm (tập 1) tr. 17-19.
5. Ancel; Fidanza Keys, Flaminio; Karvonen, Martti J.; Kimura, Noboru; Taylor, Henry L (1972). Indices of relative weight and obesity. Journal of Chronic Diseases, 25(6-7), 43.
6. Mclaughilin JR Detsky AL, Baker Jr y cols J (1987). What is Subjective Global Assessment of nutritional status? Parent Ent Nutrition 11, 8-13.
7. WHO (2008). Waist circumference and Waist-Hip, Report of a WHO Expert consultation. Switzerland, 2008.
8. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Quốc Hùng và các cộng sự. (1998). Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, tạp chí Tim mạch học (16), tr. 258-282.
9. Nguyễn Thị Vân Anh (2008). Thực trạng tư vấn dinh dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 4, số 3+4, tr 178-184. .
10.Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Lâm và cộng sự (2006). Tình trạng suy dinh dưỡng trong các bệnh nhân nhập viện khoa Tiêu hóa và khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, Tập 2, số 3+4, tr. 200.
11.Lưu Ngân Tâm (2012). Cập nhật dinh dưỡng qua đường tiêu hóa ở bệnh nhân xơ gan. Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam, tập VII (30), 1931-1935.