TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ MANG THAI 6-16 TUẦN Ở HÀ NAM

Phạm Quốc Hùng1,, Lê Danh Tuyên2, Nguyễn Công Khẩn2, Nguyễn Đỗ Huy2, Trần Thúy Nga2, Đặng Đình Thoảng3
1 Tổ chức Consortium for Health Action
2 Viện Dinh dưỡng
3 Sở Khoa học Công nghệ Hà Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang mô tả tình trạng thiếu máu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai (PNMT) và một số yếu tố liên quan được hoàn thành vào năm 2013 ở Hà Nam với 657 PNMT tuổi thai từ 6-16 tuần. Kết quả điều tra cho thấy đây là một cộng đồng có mức độ thiếu máu ở mức trung bình với tỷ lệ PNMT bị thiếu máu là 20,7%. Trong đó tỷ lệ thiếu máu trung bình là 3,7%, thiếu máu nhẹ là 17,0%, không có PNMT nào bị thiếu máu nặng. Tỷ lệ dự trữ sắt thấp (ferritin huyết thanh <30 µg/L) là 17,4%; trong đó có 4,3% PNMT có dự trữ sắt cạn kiệt (ferritin huyết thanh <15µg/L). Tỷ lệ thiếu máu ở PNMT có xu hướng tăng dần theo nhóm tuổi. Nhóm PNMT ≤ 23 tuổi có tỷ lệ thấp nhất là 18,7%; tiếp đến nhóm PNMT 24-28 tuổi có tỷ lệ trung bình 19,6%; nhóm PNMT ≥ 29 tuổi có tỷ lệ cao nhất là 25,0%. Tỷ lệ thiếu máu của PNMT ở 3 nhóm tuổi này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm dữ liệu về TMDD ở PNMT và là cơ sở cho các nghiên cứu can thiệp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2011). The Global Prevalence of Anaemia in 2011. WHO Rep., p. 48, 2011.
2. National Academy of Sciences (1990). Nutrition during pregnancy. 1990.
3. Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2011). Báo cáo tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010. NXB Y học, 2011.
4. World Health Organization (2001). Iron Deficiency Anaemia: Assessment, Prevention and Control, A guide for program managers. Control, p. 114, 2001.
5. Ngô Kim Phụng (2011). Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ ba tháng đầu thai kỳ tại Bạc Liêu. Y Học TP. Hồ Chí Minh, vol.15, no. 1, pp. 94–100, 2011.
6. Trương Hồng Sơn (2012). Hiệu quả can thiệp cộng đồng bằng bổ sung sớm đa vi chất dinh dưỡng trên phụ nữ tại một số xã thuộc tỉnh Kon Tum và Lai Châu. Luận án tiến sĩ, Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, 2012.
7. Nguyen Do Huy, Le Thi Hop, et al (2009). An effectiveness trial of multiple micronutrient supplementation during pregnancy in Vietnam: impact on birthweight and on stunting. Food Nutr. Bull., vol. 30, no. 4, pp. 506–516, 2009.
8. Nguyễn Đăng Trường (2016). Hiệu quả bổ sung Hebi Mam hoặc bổ sung đa vi chất dinh dưỡng để cải thiện tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai. Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 2016.
9. Trần Thị Minh Hạnh (2009). Tình trạng thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ có thai tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, vol. 5, no. 1, pp.23–28, 2009.