ĐẶC ĐIỂM VỀ NHÂN TRẮC VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRONG CÁC GIAI ĐOẠN DẬY THÌ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ TRẤN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đào Thị Yến Phi1,, Lê Thị Hợp, Phạm Thúy Hòa2
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Viện Dinh dưỡng ứng dụng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nhân trắc và tình trạng dinh dưỡng (TTDD) trong các giai đoạn dậy thì. Phương pháp: Cắt ngang mô tả trên 1280 học sinh Trung học Cơ sở (THCS) Thị trấn Củ Chi – TPHCM năm học 2012-2013. Kết quả: Tỷ lệ thừa cân - béo phì (TCBP) là 33 % (22 % thừa cân và 11 % béo phì), trong đó nam TCBP nhiều hơn nữ (40,7 % so với 25 %; p<0,05). Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) là 4,1 %, nam SDD nhiều hơn nữ (5,2 % và 2,9 %; p<0,05). Chênh lệch chiều cao giữa đầu và cuối dậy thì ở nam là 24,1 cm, nữ là 16,1 cm. Chênh lệch cân nặng giữa đầu và cuối dậy thì ở nam là 18,5 kg và nữ là 17,7 kg. Nam và nữ bị TCBP có tỷ lệ mỡ cơ thể cao hơn học sinh có TTDD bình thường ở tất cả các giai đoạn dậy thì (p<0,001; t-test), nhưng tỷ lệ này không đổi  nếu xét ở thời điểm đầu và cuối dậy thì. Không thấy sự khác biệt về gia tăng trọng lượng khối không mỡ ở nam và nữ. Kết luận: Tỷ lệ TCBP ở học sinh THCS cao hơn SDD, nam sinh TCBP và SDD nhiều hơn nữ sinh. Tổng chiều cao tăng thêm trong toàn thời gian dậy thì là 24,1 cm ở nam và 16,1 cm ở nữ. Dậy thì không làm tăng thêm nguy cơ TCBP của học sinh .

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thủ Tướng Chính Phủ (2011). Quyết định phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Viêt Nam giai đoạn 2011 - 2030. Văn Phòng Thủ Tướng Chính Phủ.
2. WHO (2014). Sexual maturity rating (Tanner Staging) in Adolescent. World Health Organization World Health Organization Switzeland.
3. Trần Thị Xuân Ngọc (2012). Thực trạng và hiệu quả can thiệp thừa cân béo phì của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở trẻ em từ 6-14 tuổi tại Hà Nội. Luận án Tiến sĩ, Viện Dinh Dưỡng Viện Dinh Dưỡng.
4. Trung tâm Dinh Dưỡng TP. Hồ Chí Minh (2015). Số liệu điều tra dinh dưỡng học sinh TPHCM năm 2014. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em TPHCM năm 2014, TPHCM, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM.
5. Ruveyde Bundak et al (2008). Puberty and Pubertal Growth in Healthy Turkish Girls: No evidence for secular trend. J Clin Res Pediatr Endocrinol., 1 (1), pp. 8-14.
6. Albasi V (1998). Growth and Normal Puberty. Pediatrics, 102 pp. 507-511
7. Tanner JM, Whitehose RH, and Resele LF (1976). The adolescent growth spurt of boys and girls of the Harpenden Growth Study. Annals of Human Biology 3(2), pp. 109-126
8. Tornova A, Kumanov P (2010). Growth and Development of Male Extenal Genitalia. Arch Pediatics Adolescent Medicine, 164 (12), pp. 1151-1157.
9. Mirzaee HS, Mosallanejad A, Rabbani A, et al. (2016). Assessment of Sexual Maturation Among Girls With Special Needs in Tehran, Iran. Iranian Journal of Pediatrics, 26 (5), pp.
10.Stang J, Story M (2012). Chapter 1: Adolescent growth and development. Guidelines for Adolescent Nutrition Service, University of Minesota.