THỰC TRẠNG THỪA CÂN-BÉO PHÌ, TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI TÌNH TRẠNG ACID URIC MÁU CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH 40-69 TUỔI TẠI MỘT XÃ VÀ THỊ TRẤN THUỘC HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Một nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 1138 người trưởng thành tuổi từ 40-69 tại thị trấn Phùng và xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng thừa cânbéo phì, tăng huyết áp và mối liên quan với tình trạng acid uric máu. Đối tượng được cân, đo chiều cao, huyết áp, lấy máu đầu ngón tay. Kết quả: Tỷ lệ đối tượng thừa cân-béo phì (BMI≥ 25) là 24,1% (nam là 24,2% và nữ là 24,0%). Tỷ lệ đối tượng tăng huyết áp là 71,4% (nam 81,5%; nữ 61,4%) trong đó tăng huyết áp độ 1 là 32,3% (nam 36,0%, nữ 28,8%, p<0,01) tăng huyết áp độ 2 là 38,9% (nam 45,5%; nữ 32,6%, p<0,001). Có mối liên quan giữa tình trạng tăng huyết áp và tăng acid uric máu với OR=1,9 (95%CI: 1,4-2,8; p<0,01). Liên quan giữa thừa cân – béo phì và tăng acid uric với OR=2,6 (95% CI: 1,9-3,6; p<0,001), thừa cân-béo phì và tăng huyết áp với OR=2,0 (95%CI: 1,4-2,8; p<0,001), béo bụng và tăng huyết áp với OR=1,4 (95%CI: 1,1-1,8; p<0,01). Nồng độ acid uric máu của đối tượng thừa cân- béo phì và tăng huyết áp cao hơn so với các đối tượng khác.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thừa cân-béo phì, tăng huyết áp, tăng acid uric, Hà Nội
Tài liệu tham khảo
2. Ministry of Health General Department of Preventive Medicine (2016). National Survey on Risk Factors of Non-communicable diseases (STEPS) Viet Nam 2015. Report summited to WHO in Hanoi, Vietnam
3. Đào Hồng Hạnh (2015). Tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân gút nguyên phát. Tạp chí Y học dự phòng,
Tập XXV, số 4 (164), 2015, trang 171.
4. Phạm Thị Dung (2014). Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp chế độ ăn ở người 30
tuổi trở lên tại cộng đồng nông thôn Thái Bình. Luận án tiến sĩ Y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
5. American College of Cardiology and American Heart Association (2017). New ACC/AHA high Blood Pressure Guideline
Lowwer Difinition of Hypertension. Americal College of Cardiology. https://www.acc.org/latest-in-cardiology/articles/2017/11/08/11/47/mon-5pm-bpguideline-aha-2017
6. Wortmann R. L. (2008). Chapter 87: Gout and Hyperuricemia. Textbook of Rheumatology, 8(2).
7. Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Thị Thi Thơ, Nguyễn Thị Kiều Anh (2017). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến
tình trạng thiếu năng lượng trường diễn, thừa cân-béo phì ở người trưởng thành tại thành phố Hà Nội, năm 2016. Tạp chí
Y học dự phòng, tập 27, số 6, 2017 Phụ bản, trang 207
8. Mio Z, Li C, Chen Y;, Zhao S, Wang Y, Wang Z et al (2008). Dietary and lifestyle changes associated with high prevalence
of hyperuricemia and gout in the Shandong coastal cities of Eastern China.
9. Loeffler LF, Navas-Acien A, Braday TM, Miller Ẻ, and Fadrowski JJ (2012). Uric acid level and elevated blood pressure in
US adolescents. National Health and Nutrition Examination Survey, 1999-2006, Hypertension, 59 (4), pp. 811-817.
10.Whitlock , G. , Lewington , S. , Sherliker , P. ,et al. (2009). Body mass index and cause - specifi c mortality in 900,000
adults collaborative analyses of 57 prospective studies. Lancet 373, 1083 –1096 .
Các bài báo tương tự
- Nguyễn Minh Trang, Phạm Duy Tường, TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ NUÔI DƯỠNG CỦA BỆNH NHI DƯỚI 5 TUỔI CÓ PHẪU THUẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2018 , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 15 Số 1 (2019)
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.