ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM VI SINH VẬT, HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM ĂN NGAY ĐƯỢC BÁN TẠI CỔNG CÁC TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 285 mẫu thực phẩm và 150 người trực tiếp chế
biến, kinh doanh thực phẩm tại 150 cơ sở kinh doanh thực phẩm ăn ngay tại các cổng trường
học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, cho thấy: Có 50/150 (chiếm 33,3%) cơ sở có các sản
phẩm bị ô nhiễm (vượt quá giới hạn cho phép), trong đó 3,6% cơ sở có sản phẩm ô nhiễm hóa
học, 32,1% cơ sở có sản phẩm ô nhiễm vi sinh vật, 42,6% cơ sở có sản phẩm ô nhiễm cả hóa
học và vi sinh vật. Tỷ lệ mẫu thực phẩm bị ô nhiễm Coliforms, E.coli và phẩm màu kiềm tính
lần lượt là 31,0%, 18,0% và 2,2%, không có mẫu nào bị ô nhiễm peroxit. Kết quả phân tích
cho thấy khoảng 22,3% mẫu sản phẩm từ thịt, 20,0% mẫu bánh các loại bị ô nhiễm (trong đó
có 41,7% mẫu bánh ô nhiễm Coliforms, các sản phẩm từ thịt bị ô nhiễm Coliforms, E.coli và
phẩm màu kiềm tính lần lượt là 34,4%, 29,5% và 3,6%. Các sản phẩm khác (từ thủy sản, quả
dầm các loại) đều cho kết quả kiểm nghiệm nằm trong giới hạn cho phép. Kiến thức và thực
hành chung đạt của đối tượng nghiên cứu là người chế biến, kinh doanh thực phẩm lần lượt là
69,3% và 66,7%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ô nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm thực phẩm, trường học, Thanh Hóa
Các bài báo tương tự
- Tòng Thị Thanh, Nguyễn Thị Thanh, Lò Thị Kiểu, TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ CỞ CHIỀNG AN THÀNH PHỐ SƠN LA NĂM 2020 , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 17 Số 6 (2021)
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.