TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ CỞ CHIỀNG AN THÀNH PHỐ SƠN LA NĂM 2020

Tòng Thị Thanh1,, Nguyễn Thị Thanh1, Lò Thị Kiểu1
1 Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 320 học sinh trường trung học cơ sở Chiềng An, thành phố Sơn La năm 2019 – 2020. Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của học sinh trung học cơ sở. Phương pháp: Sử dụng phương pháp nhân trắc đánh giá TTDD theo chỉ số Z-Score BMI theo tuổi. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) (Z-Score BMI <-2) khá thấp, tỷ lệ SDD chung là 3,4%; nam (1,8%), nữ (5,1%); cao nhất ở nhóm 11 tuổi (8%), không có ở nhóm 14 tuổi (0%). Tuy nhiên, tỷ lệ thừa cân béo phì (Z-Score BMI >1 là 14,7%; nam (14,6%) nữ (14,7%); cao nhất ở nhóm 14 tuổi (44,3%). Cần quan tâm đến tỷ lệ thừa cân béo phì (TCBP) tại trường trung học cơ sở tại thành phố Sơn La.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2000). Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000. Nhà xuất bản Y học.
2. Nguyễn Thị Hiền (2015). Nghiên cứu khẩu phần ăn, tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan trẻ 11 – 14 tuổi tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y học Thực hành, số 8 (973), tr. 2.
3. Phạm Thị Hoàn (2015). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến dinh dưỡng của học sinh trường THCS xã Đông Các Đông Hưng Thái Bình năm 2015. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y khoa, Đại học Y Hà Nội.
4. Lê Nguyễn Bảo Khanh, Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Công Khẩn (2007). Tình trạng dinh dưỡng ở học sinh 11-14 tuổi tại 6 trường trung học cơ sở, huyện Bình Lục, Hà Nam năm 2005. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, tập 3, số 1, tr. 14-20.
5. Khoa Y tế công cộng-Trường Đại học Y Hà Nội (2004). Chọn mẫu cỡ mẫu trong nghiên cứu Dịch tễ học”; “Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y học và Sức khỏe cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, tr. 18-22, 58-94.
6. Lê Thị Bích Ngọc (2017). Tình trạng dinh dưỡng và tần suất tiêu thụ thực phẩm của học sinh từ 12-14 tuổi tại 3 trường trung học cơ sở, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, tập 13, số 3, tr. 150
7. Trần Thị Nhi (2018). Tình trạng dinh dưỡng và kiến thức thực hành dinh dưỡng của học sinh tại ba trường trung học cơ sở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định năm 2017. Luận văn thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội.
8. Lê Thị Quỳnh Trang (2016). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của học sinh trường THCS Thị Trấn Triệu Sơn Thanh Hóa năm 2016. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Đại học Y Hà Nội.
9. Trường Đại học Y Hà Nội Bộ môn Dịch tễ học (2004). Ý nghĩa thống kê mẫu nhỏ, kiểm định tỷ lệ. Dịch tễ học Lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, tr. 210-234.
10. Viện Dinh dưỡng (1995). Theo dõi tình hình phát triển thể lực trẻ em tuổi học đường. Viện Dinh dưỡng, Hà Nội.
11. WHO (1995). Physical status: the use and interpretation of anthropometry. Geneva. (pp. 263-411).
12. WHO (2007). BMI-for-age (5-19 years), Height-for-age (5-19 years), Weight-for-age (5-10 years). Growth reference data for 5-19 years.
13. WHO (2007). Development of a WHO growth reference for school aged children and adolescents. Bulletin of the World health Organization, Geneva, 85(9), pp.665.