KHẢ NĂNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT 6 CHÂN (HEXAPODA) ĂN ĐƯỢC

Bùi Công Hiển1,, Nguyễn Thị Oanh2, Hoàng Thị Nghiệp2
1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Năm 2019 Tổ chức Liên hợp quốc (United Nations) có thông báo sự gia tăng dân số toàn cầu nhanh chóng, dự đoán sẽ đạt 9,74 tỷ người vào năm 2050. Như vậy, sản xuất lương thực có thể không đáp ứng được nhu cầu vì đất canh tác ngày càng khan hiếm. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu, thiếu nước và nghèo đói. Do đó, đòi hỏi phải chuyển sang các hệ thống sản xuất thực phẩm thay thế mới, rẻ tiền, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bền vững. Một trong những lựa chọn đầy hứa hẹn là sản xuất thực phẩn từ côn trùng - loài động vật 6 chân.


Tuy là loài động vật nhỏ bé, nhưng bù lại côn trùng có sức sinh sản nhiều, nên tạo sinh khối lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, thời gian thu hoạch ngắn, tiết kiệm diện tích và nguồn thức ăn cho chúng sẵn có, rẻ tiền.


Mặc dù không phải tất cả những côn trùng thực phẩm đều đã được phân tích thành phần sinh hóa học để xác định giá trị dinh dưỡng, nhưng nhìn chung những kết quả phân tích thu được ở một số nhóm côn trùng cho thấy cơ thể côn trùng chứa nhiều đạm (protein), chất béo (lipid), các chất khoáng và các loại vitamin. Đặc biệt có những axit amin mà con người rất cần, nhưng cơ thể không tự tổng hợp được.


Hiện nay người ta chỉ khuyến khích nhân nuôi một số loài côn trùng như Sâu bột (Tenebrio molitor L.) hay các loài Dế trong các trang trại thành thương phẩm. Tiềm năng cao của Dế làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi đã dẫn đến sự phát triển hệ thống chăn nuôi và thành lập các trang trại nuôi Dế thương mại ở một số quốc gia của Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Úc và gần đây là Châu Phi.


Côn trùng sống ngoài tự nhiên, có thể do ăn một số loại cây có chứa độc tố và các độc tố này tích tụ trong cơ thể chúng, nên khi người ăn vào sẽ bị ngộ độc.


Nhiều tác giả cũng đã lưu ý khi chăn nuôi côn trùng, thành phần thức ăn cho chúng nên được kiểm soát, vì nếu chúng ăn thức ăn chứa kim loại nặng hay có độc tố, sẽ tích tụ và khi người tiêu thụ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, một số người có cơ địa dễ dị ứng như mẩm ngứa với chất chitin của côn trùng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Từ Văn Dũng & Nguyễn Văn Huỳnh. Đặc tính sinh học có lien quan đến việc nuôi sản xuất của Dế than Gryllus bimaculatus De Geer (Gryllidae, Orthoptera) ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. 2008;9:84-91.
2. Phan Anh Tuấn. Sâu chit (Brihaspa atrostigmella Moore) sinh học và tác dụng chữa bệnh. Nxb Y học, Hà Nội. 2015.
3. Bùi Công Hiển, Nguyễn Văn Quảng, Phan Anh Tuấn, Nguyễn Văn Niệm, Bùi Thanh Vân, Hoàng Thị Hồng Nghiệp, Đặng Ngọc Anh. Những côn trùng có giá trị ở Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020.
4. Tieu Nguyen Cong. Notes sur les insectes comestibles au Tonkin. Bull économique Ľindochine. 1928;3(198):735–744.
5. MiechP, Berggren A, Lindberg JE, Chhay T, Khieu B, Jansson A. Growth and survival of reared Cambodian field crickets (Teleogryllus testaceus) fed weeds, agricultural and food industry by products. Journal of Insects as Food and Feed, 2016; 2(4): 285-292
6. He, Zhuqing; Wang, Xiaoyin; Liu, Yuqing; Li, Kai (2017). Seasonal and geographical adaption of two field crickets in China (Orthoptera: Grylloidea: Gryllidae: Gryllinae: Teleogryllus).
7. Magara HJO, Niassy S, Ayieko MA, et al. Edible Crickets (Orthoptera) Around the World: Distribution, Nutritional Value, and Other Benefits-A Review. Front Nutr. 2021;7:537915. doi:10.3389/fnut.2020.537915.
8. Angie S (2019) Survey Reveals Our Appetite for Eating Insects. Available online at: https://www.newshub.co.nz/home/rural/2019/07/survey-reveals-our-appetite-for-eating-insects.html (accessed August 15, 2020).
9. Ahn MY, Han JW, Hwang JS, Yun EY, Lee BM. Anti-inflammatory effect of glycosaminoglycan derived from Gryllus bimaculatus (a type of cricket, insect) on adjuvant-treated chronic arthritis rat model. J Toxicol Environ A. 2014;77:1332–1345. doi: 10.1080/15287394.2014.951591
10. Fosaranti JO. The place of insects in the traditional medicine of southwestern Nigeria. Food Insects Newsletter. 1997;10:1–5.
11. Bozhou Sawnf Commerce and Trade CO LTD. (2020) Natural Dried Wild Gryllolaptaptidae Chinese Mole Cricket Insects for Food. Available online at: https://www.alibaba.com/product-detail/Natural-dried-wild-Gryllolaptaptidae-chinese-mole_60817265136.html (accessed September 1, 2020).
12. Kipkoech C, Kinyuru JN, Imathiu S, Roos N. Use of house cricket to address food security in Kenya: nutrient and chitin composition of farmed crickets as influenced by age. Afr J Agric Res. 2017;12:3189–197. doi: 10.5897/AJAR2017.12687
13. Ahn MY, Lee YW, Ryu KS, Lee HS, Kim IS, Kim JW, et al. Effects of water and methanol extracts of cricket (Gryllus bimaculatus) on alcohol metabolism. Kor J Pharmacogn. 2004;35:175–178.
14. Vijver M, Jager T, Posthuma L, Peijnenburg W. Metal uptake from soils and soil– sediment mixtures by larvae of Tenebrio molitor (L.) (Coleoptera). Ecotoxicol Environ Saf. 2003;54:277–289.
15. Zagrobelny M, Dreon AL, Gomiero T, Marcazzan GL, Glaring MA, Møller BL. Toxic moths: Source of a truly safe delicacy. Journal of Ethnobiology. 2009;29(1):64-76.