ỨNG DỤNG mHEALTH TRONG THEO DÕI, QUẢN LÝ DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE: GIẢI PHÁP VÀ THÁCH THỨC

Phan Kim Huệ1,, Trần Thanh Dương2, Hoàng Thị Đức Ngàn2, Hoàng Thị Thảo Nghiên3, Lê Danh Tuyên2, Bùi Thị Thảo Yến2, Phùng Ngọc Hải4
1 Trường Đại học Cần Thơ
2 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội
3 Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
4 Trường Đại học Griffith, Queensland, Úc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong thời đại công nghệ số, việc sử dụng phần mềm và các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trên các thiết bị di động - mHealth, đã trở nên ngày càng phổ biến và đa dạng. Bài tổng quan này được tiến hành để phân tích lợi ích và hạn chế của các ứng dụng mHealth, đồng thời đề xuất các phương pháp cải tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng. Phương pháp tổng quan hệ thống được áp dụng, với dữ liệu thu thập từ các cơ sở dữ liệu khoa học uy tín thông qua các cơ sở dữ liệu như PubMed, ScienceDirect, Web of Science, và Google Scholar. Các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến ứng dụng mHealth trong can thiệp dinh dưỡng, được công bố trong vòng 10 năm trở lại đây, thực hiện trên phụ nữ có thai, trẻ em và cán bộ y tế được đưa vào tổng quan. Kết quả cho thấy, các ứng dụng mHealth có tiềm năng trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe, không chỉ giúp nâng cao kiến thức mà còn thúc đẩy thay đổi hành vi và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế. Tuy nhiên, việc triển khai và áp dụng các ứng dụng mHealth còn gặp một số thách thức như các vấn đề về bảo mật, hạ tầng kỹ thuật, và khác biệt văn hóa xã hội. Nếu các vấn đề này không được lưu ý trong quá trình thiết kế các ứng dụng mHealth sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả và tính bền vững của các can thiệp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kay, M., Santos, J. and Takane, M. (2011) mHealth: New Horizons for Health through Mobile Technologies. World Health Organization, 64, 66-71.
2. Choe, E.K., Klasnja, P., Pratt, W. (2021). mHealth and Applications. In: Shortliffe, E.H., Cimino, J.J. (eds) Biomedical Informatics. Springer, Cham.
3. Abir, M., Dahal, R., & Subedi, S. (2023). m-Health of Nutrition: Improving Nutrition Services with Smartphone and Machine Learning. ResearchGate.
4. Anderson, J., & Smith, K. (2023). Mobile Phone Application in the Management of Maternal and Young Child Malnutrition: A Review. East African Medical Journal
5. Ghosh, A., & Gupta, S. (2019). Effects of an mHealth intervention for community health workers on maternal and child nutrition and health service delivery in India: protocol for a quasi-experimental mixed-methods evaluation. ResearchGate.
6. Khan, A., & Singh, R. (2017). mHealth: A Real Time Automated Measurement of Malnutrition. ResearchGate.
7. Kumar, R., & Sharma, S. (2020). Impact of mHealth interventions for reproductive, maternal, newborn and child health and nutrition at scale: BBC Media Action and the Ananya program in Bihar, India. PubMed.
8. Ngoma, J., & Mupenda, B. (2021). Evaluation of an mHealth tool to improve nutritional assessment among infants under 6 months in paediatric development clinics in rural Rwanda: Quasi-experimental study. PubMed.
9. Ochieng, P., & Ouma, C. (2017). Developing a mobile health app to manage acute malnutrition: a five-country experience. ENN Online.
10. Patel, A., & Desai, K. (2020). Use of Mobile Health in Infant and Young Child Nutrition: A Formative Study in Rural Maharashtra. ResearchGate.
11. Verma, V., & Joshi, P. (2019). The Impact of an mHealth Voice Message Service (mMitra) on Infant Care Knowledge, and Practices Among Low-Income Women in India: Findings from a Pseudo-Randomized Controlled Trial. PubMed.
12. White, M., & Black, T. (2020). Key facets to build up eHealth and mHealth interventions to enhance physical activity, sedentary behavior and nutrition in healthy subjects – an umbrella review. PubMed.
13. Supriyadi, S., & Priyanto, D. (2021). Improving childhood nutrition in Indonesia through an innovative behavioural change programme. National Center for Biotechnology Information.