CẢNH BÁO THỪA CÂN BÉO PHÌ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP Ở TRẺ TUỔI HỌC ĐƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Minh Hạnh1,, Đỗ Thị Ngọc Diệp1, Phan Nguyen Thanh Binh1, Phạm Ngọc Oanh1, Vũ Quỳnh Hoa1
1 Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhằm đánh giá diễn tiến thừa cân béo phì (TCBP) và tình trạng tăng huyết áp của lứa tuổi học đường TP Hồ Chí Minh (TPHCM), cuộc điều tra dịch tễ học qui mô lớn trên toàn thành phố được thực hiện năm 2014 trên 11072 học sinh được chọn ngẫu nhiên tại 11 trường tiểu học, 10 trường trung học cơ sở, và 9 trường trung học phổ thông. Tất cả các đối tượng được đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, và huyết áp. Kết quả: Tỉ lệ TCBP ở học sinh TPHCM là 41,4%, trong đó 19,0% là béo phì. Tỉ lệ béo phì trung tâm là 17,3%. Tỉ lệ TCBP và béo phì trung tâm cao nhất ở học sinh tiểu học (lần lượt là 51,8% và 22,9%), nam cao hơn nữ (48,9% so với 33,8%, p<0,01, đối với TCBP và 21,4% so với 13,1%, p<0,01, đối với béo phì trung tâm), và ở nội thành và vùng ven cao hơn ngoại thành. Tỉ lệ tăng huyết áp ở học sinh là 15,4%, nam cao hơn nữ (18,4% so với 12,4%, p<0,01) và ở nhóm 10-18 tuổi cao hơn so với 6-9 tuổi (17,2% so với 13,2%, p<0,01). Học sinh TCBP / béo phì/ béo phì trung tâm có nguy cơ tăng huyết áp gần 2 lần so với học sinh không TCBP / không béo phì/ không béo phì trung tâm. Kết luận: Tình trạng TCBP ở học sinh 6-18 tuổi tại TPHCM gia tăng đáng báo động. Béo phì là yếu tố nguy cơ đối với tình trạng tăng huyết áp ở học sinh. Cần có giải pháp khống chế sự gia tăng TCBP và kiểm soát bệnh tăng huyết áp ở học sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ogden CL, Carroll MD, Kit BK, and F. KM, Prevalence of obesity and trends in body mass index among US children and adolescents, 1999-2010. JAMA, 2012. 307(5): p. 483-490.
2. Trần Thị Minh Hạnh, Vũ Quỳnh Hoa, and Đ.T.N. Diệp, Diễn tiến tình trạng dinh dưỡng và tăng trưởng học sinh Tp.HCM 2002-2009. Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2012. 8(4): p. 17-26.
3. Freedman D S, K.L. K, D.W. H, and e. al, Relationship of childhood obesity to coronary heart disease risk factors in adulthood: the Bogalusa Heart Study. Pediatrics, 2001. 108: p. 712-718.
4. International Diabetes Federation (2007) The IDF consensus definition of the Metabolic Syndrome in Children and Adolescents. 10.
5. National Institute of Health, The Diagnosis, evaluation, and treatment of high blood pressure in children and adolescents. 2005. p. 9-14.
6. Nguyễn Ngọc Vân Phương, Tăng Kim Hồng, and A. Robert, Khẩu phần ăn và thừa cân, béo phì trên học sinh Trung học
cơ sở thành phố Hồ Chí Minh. Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2014. 10(2): p. 87-95.
7. Vũ Quỳnh Hoa, Đỗ Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Minh Hạnh, and P.T.K.T.v. cs, Đặc điểm khẩu phần của học sinh hai trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh. Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2014. 10(2): p. 69-76.
8. Tăng Kim Hồng and N.H.H.Đ. Trang, Các yếu tố môi trường và lối sống liên quan đến tình trạng thừa cân béo phì ở học sinh cấp 2 TP.Hồ Chí Minh. Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2013. 9(3): p. 33-40.
9. Đỗ Thị Ngọc Diệp, Trần Quốc Cường, Dương Thanh Thảo, and T.T.T. Thủy, Đặc điểm tiêu thụ thực phẩm tại căn tin của học sinh tiểu học tại quận 10 thành phố Hồ Chí Minh. Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2012. 8(4): p. 34-39.
10.Nguyễn Hoàng Hạnh Đoan Trang and T.K. Hồng, Có phải học sinh Trung học cơ sở TP.HCM ngày càng vận động ít đi và hoạt động tĩnh nhiều hơn? - Kết quả từ nghiên cứu thuần tập 5 năm. Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2013. 9(3): p. 41-51
11.Trần Thị Minh Hạnh, Vũ Quỳnh Hoa, Phạm Ngọc Oanh, Đỗ Thị Ngọc Diệp, and L.T.K. Quí, Tình trạng dinh dưỡng học sinh tiểu học TPHCM. Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2012. 8(3): p. 32-38.

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.