TÌNH TRẠNG TÁO BÓN VÀ KIẾN THỨC DINH DƯỠNG VỀ TÁO BÓN TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2015

Trần Thị Hương Trà1,, Đỗ Nam Khánh1, Nguyễn Thị Thu Liễu1, Nguyễn Thị Thanh Hòa1, Lưu Thị Khen1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Táo bón là một hội chứng phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt ở đối tượng người già. Tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề táo bón của người già ở Việt Nam. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 210 bệnh nhân nội trú ở bệnh viện Lão khoa trung ương từ tháng 9 năm 2015. Kết quả: Có 41% bệnh nhân nội trú bị táo bón, khoảng một nửa bệnh nhân không có kiến thức đúng về táo bón. Chỉ 50,5% bệnh nhân cho rằng ăn ít rau xanh và chất xơ là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Chỉ có 60,5% bệnh nhân biết triệu chứng của táo bón là phân khô, cứng. Hơn 50% bệnh nhân biết rằng ăn nhiều rau xanh, chất xơ, các thức ăn nhuận tràng, uống nhiều nước là cách phòng táo bón hiệu quả; 60,9% bệnh nhân biết được cần phải thay đổi thói quen dinh dưỡng vã thói quen sinh hoạt để điều trị bệnh táo bón.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Văn Long (2004). Thực hành lâm sàng tiêu hóa dựa trên vấn đề. Táo bón. Nhà xuất bản Y học tr. 245-63.
2. Hoàng Trọng Thắng (2006). Các bệnh tiêu hóa. Táo bón, Nhà xuất bản Y học, tr. 94-101.
3. Sethi S., Mikami S., Leclair J., et al (2014). Inpatient burden of constipation in the UnitedStates: an analysis of national trends in the United States from 1997 to 2010. American Journal of Gastroenterology, 109(2): pp 250–256.
4. Hồ Thị Kim Thanh, Nguyễn Thị Lương (2014). Điều tra tỷ lệ mắc táo bón và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh biện Lão khoa Trung ương. Tạp chí nghiên cứu Y học, phụ trương 91(5), tr. 73-77.
5. Diệp Thị Minh Phúc, Quách Toàn Thắng (2005). Điều tra tình hình sức khỏe và chăm sóc y tế cho người cao tuổi ở phường Đức Nghĩa, Phan Thiết. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, số 9, tr 143-146.
6. Phạm Thắng (2007). Thực trạng bệnh tật của người già qua các nghiên cứu dịch tễ học ở cộng đồng. Tổng cục Dân số và KHHGĐ, số 4(73)
7. Johanson JF., Higgins PD (2004). Epidemiology of constipation in North America: a systematic review. Am J Gastroenterol, 99(4): pp 750–759.
8. Pemberton JH., Bharucha AE., Locke GR (2013). American Gastroenterological Association technical review on constipation. Gastroenterology, 144(1): pp. 218–238.
9. Huikuan Chu, et al (2014). Epidemiology Characteristics of Constipation for General Population, Pediatric Population, and Elderly Population in China. Gastroenterol Res Pract, 2014: pp 532734.