KẾT QUẢ ÁP DỤNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIẾP THỊ THỨC ĂN BỔ SUNG ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ DƯỚI 24 THÁNG TUỔI TẠI 3 TỈNH LAI CHÂU, LÀO CAI VÀ HÀ GIANG

Lê Thế Trung1,, Phạm Văn Phú2, Nguyễn Đỗ Huy3, Huỳnh Nam Phương3
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Viện Dinh dưỡng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi tại 3 tỉnh Miền núi phía Bắc thông qua mô hình sản xuất và tiếp thị thức ăn bổ sung tại địa phương. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng bán thực nghiệm không có nhóm đối chứng qua 2 điều tra cắt ngang độc lập trước can thiệp (n=799) và sau 6 tháng can thiệp (n=680) ở trẻ dưới 24 tháng tuổi 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang. Các hoạt động can thiệp gồm tiếp thị xã hội thức ăn bổ sung tăng cường vi chất sản xuất tại địa phương và tư vấn dinh dưỡng trên cơ sở hệ thống Mặt trời bé thơ. Kết quả: Sau can thiệp sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p<0,01) Z-Score cân nặng theo tuổi (tăng từ -0,93 lên -0,73) và Z-Score cân nặng theo chiều cao (tăng từ -0,41 lên -0,16). Tỉ lệ SDD có chiều hướng giảm (p > 0,05) sau can thiệp: SDD thể nhẹ cân giảm từ 15,0% xuống 12,3%; SDD thể thấp còi giảm từ 24,0% xuống 23,2%; SDD thể gầy còm giảm từ 8,8% xuống 7,7%. Kết luận: Mô hình can thiệp bước đầu cho thấy sự tăng về Z-Score cân nặng theo tuổi và cân nặng theo chiều cao, chưa có sự thay đổi rõ tình trạng SDD của trẻ em dưới 24 tháng tuổi trên địa bàn nghiên cứu.

Chi tiết bài viết