CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nội trú.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 97 bệnh nhân nội trú bị đái tháo đường týp 2 tại Khoa Nội tiết và Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2020.
Kết quả: Tỷ lệ thừa cân-béo phì và béo bụng lần lượt là 22,7% và 55,7%. Người bệnh có học vấn từ trung học cơ sở trở xuống khó khả năng bị bệnh cao gấp 3,2 đối với thừa cân-béo phì và 10,6 lần đối với béo bụng so với người bệnh có học vấn cao hơn. Bệnh nhân nữ có khả năng bị béo bụng cao hơn bệnh nhân nam. Bệnh nhân ít hoạt động thể lực có khả năng bị béo bụng cao hơn 2,5 lần so với bệnh nhân hoạt động thể lực thường xuyên. Bệnh nhân lạm dụng đồ uống có cồn có khả năng bị thừa cân-béo phì cao gấp 3,7 lần so với những người không lạm dụng độ uống có cồn.
Kết luận: Có tỷ lệ cao bị thừa cân-béo phì và béo bụng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nội trú tại Khoa Nội tiết và Hô hấp. Trình độ học vấn và lạm dụng đồ uống có cồn có liên quan đối với thừa cân-béo phì. Giới tính, học vấn và hoạt động thể lực có liên quan đến béo bụng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nội trú
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường týp 2, các yếu tố liên quan, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tài liệu tham khảo
2. International Diabetes Federation (2019). IDF Diabetes Atlas Ninth edition 2019.
3. Vu Thi Ngat, Nguyen Trong Hung, Nguyen Thi Thu Ha, et al. Nutritional status on admission and some related factors in patients with type 2 diabetes at the National Hospital of Endocrinology, 2017-2018. Journal of Medical Research. 2017;113(4): 38–45 .
4. Anuurad E, Shiwaku K, Nogi A, et al. The new BMI criteria for Asians by the regional office for the Western Pacific region of WHO are suitable for screening of overweight to prevent metabolic syndrome in elder Japanese workers. J Occup Health. 2003;45(6):335–343.
5. World Health Organization. Regional Office for the Western Pacific (2000) The Asia-Pacific perspective: redefining obesity and its treatment. Sydney: Health Communications Australia. https://apps.who.int/iris/handle/10665/206936.
6. Luong Ngoc Khue, Nguyen Quoc Anh, and Dinh Thi Kim Lien. Clinical Nutrition Treatment Guidelines (Issued together with the Minister's Decision No. 5517/QD-BYT dated December 25, 2015 Health) , Medicine Publishing House, Hanoi, 2015.
7. Hanoi Medical University. Clinical nutrition - moderation (textbook for bachelor of nutrition), Medicine Publishing House, Hanoi, 2016.
8. Ministry of Health - Institute of Nutrition. Clinical Nutrition , Medical Publishing House, Hanoi, 2019.
9. Petronella Edwards, Hazel Williams-Roberts, Bichara Sahely et al. (2008), 2008 STEPwise approach to chronic disease risk factor survey report , .
10. Nguyen Thi Dinh, Le Thi Huong, and Duong Thi Phuong. Nutritional status of patients with type 2 diabetes and some related factors at the Internal Medicine Department, Hanoi Medical University Hospital, 2016. Journal of Nutrition & Food . 2016;13(4):1–7 .
11. Schulze MB, Heidemann C., Schienkiewitz A. et. al. Comparison of anthropometric characteristics in predicting the incidence of type 2 diabetes in the EPIC-Potsdam study. Diabetes care. 2006; 29(8):1921–1923.
12. Feller S, Boeing H, and Pischon T. Body mass index, waist circumference, and the risk of type 2 diabetes mellitus: implications for clinical routine practice. Dtsch Arzteblatt Int. 2010;107(26):470–476.
13. Pham Thi Thuy Huong. Nutritional status and some factors related to nutritional status of patients with type 2 diabetes managed at Quang Nam Central General Hospital in 2016-2017 , Master of Medicine Thesis, Hanoi Medical University, Hanoi, 2017.
14. Vu Thi Tuyet Mai, Jane Dimmitt Champion, and Tran Thien Trung. Knowledge, attitude and practice about the diet of patients with type 2 diabetes. Ho Chi Minh City Medical Journal. 2014;18(5):136–141.
15. Lam JKY, Lam KSL, Chow WS et al. A middle-aged man with increasing body fat. Clin Obes. 2014; 4(4):237–240.
16. Kimm SY, Glynn NW, Obarzanek E. et. al. Relation between the changes in physical activity and body-mass index during adolescence: a multicentre longitudinal study. The Lancet. 2005;366(9482):301–307.
17. Nguyen Duc Hinh and Tran Thi Thanh Huong. Physical activity in disease prevention and treatment, Medicine Publishing House, Hanoi, 2012.