TÌNH TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƯ TẠI MỘT CƠ SỞ SẢN XUẤT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Trần Thiên Nhân1, Bùi Thị Nhung2,, Huỳnh Phương Tú1, Phạm Thị Oanh3, Lê Huy Hoàng4
1 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Viện Dinh dưỡng
3 Trường đại học Y Hà Nội.
4 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì và hoạt động thể lực (HĐTL) của người lao động (NLĐ) nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 320 người lao động nhập cư tại Công ty Đức Bổn. Chiều cao được đo bằng thước Microtoise; cân nặng và phần trăm mỡ cơ thể bằng cân đo điện trở kháng Tanita SC – 331S; đo lường HĐTL bằng “bảng câu hỏi đo lường hoạt động thể lực toàn cầu GPAQv2”. Phần trăm mỡ cơ thể cao khi > 25% ở nam và > 30% ở nữ; mức khuyến nghị về HĐTL của WHO là ≥ 600 MET-phút/tuần.


Kết quả: Tỷ lệ NLĐ thừa cân (BMI ≥ 25) và béo phì (BMI ≥ 30) lần lượt tương ứng: 22,8% và 2,5 %, tỷ lệ người lao động có phần trăm mỡ cơ thể cao là 19,1%. Tỷ lệ người lao động đạt mức khuyến nghị HĐTL của WHO là 60,9%. Người lao động đạt mức khuyến nghị của WHO về HĐTL có khả năng mắc TC-BP thấp hơn 0,28 (0,17–0,48) lần so với nhóm không đạt.


Kết luận: Tỷ lệ TCBP ở người lao động nhập cư tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Bổn ở mức cao so với các nghiên cứu được thực hiện tại thành phố trước đây; Hoạt động thể có mối liên quan đến thừa cân- béo phì ở người lao động.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sanchez Bustillos A, Vargas KG, Gomero-Cuadra R. Work productivity among adults with varied Body Mass Index: Results from a Canadian population-based survey. J Epidemiol Glob Health. 2015;5(2):191-199.
2. Mai Thị Mỹ Thiện, Trần Thị Minh Hạnh, Nguyễn Nhân Thành và cs. Tình trạng dinh dưỡng công nhân nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Dinh Dưỡng Thực Phẩm. 2012;8(3):68-74.
3. Wang M, Xu PS, Liu W, et al. Prevalence and changes of BMI categories in China and related chronic diseases: Cross-sectional National Health Service Surveys (NHSSs) from 2013 to 2018. EClinicalMedicine. 2020;26:100521.
4. Popkin BM. Global nutrition dynamics: the world is shifting rapidly toward a diet linked with noncommunicable diseases. Am J Clin Nutr. 2006;84(2):289-298.
5. Prentice AM. The emerging epidemic of obesity in developing countries. Int J Epidemiol. 2006;35(1):93-99.
6. Shohaimi S, Welch A, Bingham S, et al. Residential area deprivation predicts fruit and vegetable consumption independently of individual educational level and occupational social class: a cross sectional population study in the Norfolk cohort of the European Prospective Investigation into Cancer (EPIC-Norfolk). J Epidemiol Community Health. 2004;58(8):686-691.
7. Van Lenthe FJ, Mackenbach JP. Neighbourhood deprivation and overweight: the GLOBE study. Int J Obes Relat Metab Disord J Int Assoc Study Obes. 2002;26(2):234-240.
8. Viện Dinh dưỡng quốc gia. Một Số Kết Quả Chính Tổng Điều Tra Dinh Dưỡng 2019-2020. Trung tâm giáo dục truyền thông Dinh dưỡng; 2020.
9. Bui TV, Blizzard CL, Luong KN, et al. Physical Activity in Vietnam: Estimates and Measurement Issues. PLOS ONE. 2015;10(10):e0140941.
10. Anderson LM, Quinn TA, Glanz K, et al. The Effectiveness of Worksite Nutrition and Physical Activity Interventions for Controlling Employee Overweight and Obesity: A Systematic Review. Am J Prev Med. 2009;37(4):340-357.
11. Lê Thị Diễm Trinh. Tỷ lệ sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan ở người lao động nhập cư trên 18 tuổi xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 2018.
12. Prevention of Noncommunicable Diseases Department World Health Organization. Global Physical Activity Questionnaire (GPAQ) Analysis Guide. Published online 2010.
13. Phạm Ngọc Oanh, Mai Thị Mỹ Thiện, Phạm Nhật Thùy Đan và cs. Hoạt động thể lực, tình trạng dinh dưỡng, chế độ ăn của nhân viên công tác tại một số cơ sở y tế tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam. Tạp chí Dinh Dưỡng và Thực Phẩm. 2018;14(4):38-45.
14. Bộ Y tế. Kết quả Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015.
15. Nguyển Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Lâm, Phùng Thị Liên và cs. Thực trạng Thừa cân béo phì và rối loạn lipid máu của sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh bộ đội biên phòng tại Hà Nội. Tạp chí Dinh Dưỡng và Thực Phẩm. 2010;6(3+4).