ĐẶC ĐIỂM KHẨU PHẦN CỦA PHỤ NỮ 40-65 TUỔI CÓ BMI ≥ 23 KG/M2 TẠI MỘT SỐ XÃ PHƯỜNG Ở HÀ NỘI, NĂM 2016

Lê Thị Hương Giang1, Lê Danh Tuyên2, Nguyễn Hữu Chính2, Nguyễn Đỗ Vân Anh2, Phạm Minh Phúc3, Bùi Thị Nhung2,
1 Bệnh viện 19-8, Hà Nội
2 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội
3 Hội Tiết chế Dinh dưỡng Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm khẩu phần của phụ nữ từ 40-65 tuổi có BMI ≥ 23 kg/m2 tại Hà Nội năm 2016.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 92 phụ nữ có BMI ≥ 23 kg/m2 từ 40-65 tuổi tại Hà Nội năm 2016 bằng phương pháp hỏi ghi khẩu phần 24h qua thực hiện 3 ngày liên tiếp. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần/người/ngày được trình bày theo trung vị (khoảng tứ phân vị).


Kết quả: Kết quả về mức năng lượng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu là 1628 (1589,2; 1705,5) kcal/người/ngày. Tỷ lệ các chất sinh năng lượng từ khẩu phần Protein: Lipid: Glucid lần lượt là 14,6: 27,5: 57,9; Số gram do protein, lipid và glucid cung cấp lần lượt là 59,5g (58,0; 61,5) và 51,7g (44,4; 53,6) và 233g (219,3; 254,2). Có 100% đối tượng không đạt mức năng lượng, glucid, canxi, vitamin A theo nhu cầu khuyến nghị.


Kết luận: Mức năng lượng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu thấp hơn so với điều tra cả nước năm 2010 và 2018. Tỷ lệ năng lượng khá cân bằng từ các chất sinh năng lượng của khẩu phần Protein: Lipid: Glucid. Giá trị trung bình lượng lipid trong khẩu phần của đối tượng nghiên cứu cao hơn khuyến nghị đối với người Việt Nam. Tất cả đối tượng nghiên cứu không đạt mức năng lượng, glucid, canxi, vitamin A theo nhu cầu khuyến nghị. Cần đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe về khẩu phần ăn cân đối vitamin và chất khoáng cho nhóm phụ nữ 40-65 tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Obesity and overweight. , accessed: 17/11/2022.
2. Hruby A and Hu FB. The Epidemiology of Obesity: A Big Picture. Pharmacoeconomics. 2015: 33(7): 673–689.
3. World Health Organization. Obesity. , accessed: 17/11/2022.
4. World Obesity Federation. Calculating the costs of the consequences of obesity. , accessed: 26/05/2022.
5. World Health Organization. Prevalence of overweight among adults, BMI ≥ 25 (age-standardized estimate) (%). (https://www.who.int/data/gho/data/indicators/indicator-details/GHO/prevalence-of-overweight -among-adults-bmi-= 25-(age-standardized-estimate)-), accessed: 17/11/2022.
6. National Heart, Lung and Blood Insitute. Overweight and Obesity - Causes and Risk Factors | NHLBI, NIH. (https://www. nhlbi.nih.gov/health/overweight-and-obesity/causes), accessed: 17/11/2022.
7. Wolongevicz DM, Zhu L, Pencina MJ, et al. Diet quality and obesity in women: the Framingham Nutrition Studies. Br J Nutr. 2010;103(8):1223–1229.
8. Viện Dinh dưỡng. Tinh trang dinh duong nguoi truong thanh theo chi so BMI .pdf. , accessed: 22/11/2022.
9. http://duongnoi.hadong.hanoi.gov.vn/manh-dat-con-nguoi-duong-noi),accessed: 08/02/2023.
http://duongnoi.hadong.hanoi.gov.vn/manh-dat-con-nguoi-duong-noi),accessed: 08/02/2023.
10. Hà Huy Khôi. Phương pháp dịch tễ học Dinh dưỡng, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, 1997.
11. Trịnh Thanh Xuân, Trương Tuyết Mai và cộng sự. Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn của phụ nữ 18-49 tuổi tại 2 xã, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2018; 14(6)
12. Gibson RS và Gibson RS. Principles of nutritional assessment Oxford University Press, Oxford, New York, 2015.
13. World Health Organization. Regional Office for the Western Pacific. The Asia-Pacific perspective: redefining obesity and its treatment, Health Communications Australia, Sydney, 2000.
14. Qiao Q and Nyamdorj R. The optimal cutoff values and their performance of waist circumference and waist-to-hip ratio for diagnosing type II diabetes. Eur J Clin Nutr. 2010;64(1):23–29.
15. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam 2016 - Google Drive. , accessed: 16/11/2022.
16. Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2007). Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam. https:// ndun.edu.vn/img/thuvien/files/bangthanhphanthucphamVN.pdf
17. Lê Danh Tuyên, Cao Thị Thu Hương. Thực trạng thừa cân, béo phì, tăng huyết áp và mối liên quan với tình trạng acid uric máu của người trưởng thành 40-69 tuổi tại một xã và thị trấn thuộc huyện Đan Phượng, Hà Nội. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2018;14(6):1-9.
18. Bộ Y tế. Kết quả Tổng điểu tra Dinh dưỡng năm 2019-2020 - Tin nổi bật - Cổng thông tin Bộ Y tế. , accessed: 22/11/2022.
19. Phạm Ngọc Oanh, Mai Thị Mỹ Thiện, Phạm Nhật Thùy Đan, Văn Thị Giáng Hương, Đỗ Thị Ngọc Diệp. Hoạt động thể lực, tình trạng dinh dưỡng, chế độ ăn của nhân viên công tác tại một số cơ sở y tế của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Phía Nam. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2022;14(4):38-46.
20. Đinh Thị Vân Anh, Trịnh Bảo Ngọc, Trần Thúy Nga. Giá trị khẩu phần của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở vùng miền núi phía Bắc năm 2019. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2022;17(4):93-100.
21.Hồ Thu Mai. Hiệu quả của truyền thông giáo dục và bổ sung viên sắt/Folic đối với tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của phụ nữ 20-35 tuổi tại 3 xã huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình. Luận án tiến sỹ chuyên ngành dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, 2013.