NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP: CAN THIỆP DINH DƯỠNG CÓ HIỆU QUẢ CHO BỆNH NHÂN GHÉP THẬN CÓ THẢI GHÉP CẤP TÍNH BỊ SUY DINH DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Đào Thị Hảo1,, Nguyễn Thu Hà1, Hồ Trung Hiếu1, Bùi Hoàng Anh1, Trần Hồng Nghị
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Báo cáo can thiệp dinh dưỡng có hiệu quả cho bệnh nhân ghép thận có thải ghép
cấp tính tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Trình bày trường hợp: Bệnh nhân nam, 43
tuổi, chẩn đoán xác định suy dinh dưỡng nặng trên bệnh nhân ghép thận có thải ghép cấp tính.
Kết quả: Ngày thứ 2 (N2) sau ghép thận có thải ghép cấp tính, suy dinh dưỡng nặng SGA C; Albumin 34,6 g/l; Protein 60 g/l; K+ 4,1 mmol/l), được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường miệng
với chế độ ăn lỏng, mềm, 4-6 bữa/ngày, Protein khẩu phần 0,6 g/kg/ngày. Ngày N6, chức năng
thận ổn định, nuôi ăn hoàn toàn bằng đường miệng với chế độ ăn mềm, cơm; tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân được cải thiện. Ngày N16 SGA B; Albumin 41,3 g/l; Protein 66 g/l; K+ 3,4
mmol/l. Ngày N17, bệnh nhân có tăng kali máu (K+ 6,4 mmol/l), được dùng thuốc hạ kali máu
không hiệu quả. Bệnh nhân được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường miệng, kali khẩu phần dưới
2000 mg/ngày. Ngày N24, Kali máu về giới hạn bình thường (K+ 4,9mmol/l). Từ ngày N25, bệnh
nhân được nuôi dưỡng với protein khẩu phần 1,2 -1,4 g/kg/ngày, kali khẩu phần 3500-4000
mg/ngày. Ngày N40, bệnh nhân ổn định được ra viện với lâm sàng và các xét nghiệm bình thường,
SGA A; Albumin 41 g/l; Protein 65 g/l; Ure 6 mmol/l, Creatinin 98 µmol/l; K+ 3,5 mmol/l.
Kết
luận:
Can thiệp dinh dưỡng tích cực hoàn toàn bằng đường miệng và theo từng giai đoạn của
bệnh ở bệnh nhân sau ghép thận có hiệu quả tốt.

Chi tiết bài viết