TÌNH TRẠNG KHÔNG ĐẠT CHUẨN NHÂN TRẮC CỦA TRẺ EM Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG NÔNG THÔN HẢI PHÒNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trong khi Việt Nam đã đạt được thành tựu giảm suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em dưới 5 tuổi thì
số liệu SDD của trẻ em tiểu học còn chưa đầy đủ. Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm 1)
Xác định tỷ lệ SDD của trẻ 6-9 tuổi ở một số trường tiểu học vùng nông thôn Hải Phòng theo
ngưỡng đánh giá của WHO và tình trạng không đạt chuẩn nhân trắc; 2) Xác định mối liên quan
của một số yếu tố kinh tế, xã hội tới SDD của học sinh tiểu học tại vùng nghiên cứu. Phương
pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập cân nặng, chiều cao của 2.334 học sinh thuộc 8
trường tiểu học vùng nông thôn thuộc hai huyện của TP Hải Phòng và một số chỉ tiêu về kinh tế
xã hội của hộ gia đình của những trẻ này. Bộ chỉ số cấu trúc cơ thể-CIAF được sử dụng để đánh
giá tình trạng không đạt chuẩn nhân trắc của trẻ. Kết quả: Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp còi và gầy
còm lần lượt là 8%, 5,1% và 5,3%. Tỷ lệ không đạt chuẩn nhân trắc của học sinh tại các trường
là 11,9%. Trình độ học vấn của bà mẹ có liên quan có ý nghĩa thống kê với SDD thể nhẹ cân (OR
3,63; p<0,05, 95% CI: 1,97, 6,69) và không đạt chuẩn nhân trắc của trẻ tham gia nghiên cứu
(p<0,01). Kết luận: Tỷ lệ trẻ em không đạt chuẩn nhân trắc tại 8 trường tiểu học vùng nông thôn
Hải Phòng tương đối cao, các nghiên cứu cải thiện nhân trắc và tầm vóc của học sinh cần tính đến
vai trò của trình độ học vấn của phụ huynh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy dinh dưỡng, nhân trắc, nhẹ cân, thấp còi, học sinh tiểu học
Các bài báo tương tự
- Vũ Thế Lộc, Vũ Phong Túc, Phạm Thị Dung, ĐẶC ĐIỂM KHẨU PHẦN CỦA BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2018 , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 15 Số 3 (2019)
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.