CẢI THIỆN KHẢ NĂNG CHIẾT XUẤT TINH BỘT TỪ CỦ KHOAI LANG BẰNG ENZYME THƯƠNG MẠI

Bùi Thị Hồng Phương1,, Nguyễn Mạnh Đạt2, Đỗ Thị Thủy Lê1, Đỗ Thị Thanh Huyền1, Nguyễn Thị Hồng Lĩnh1
1 Viện Công nghiệp Thực phẩm
2 Viện Công nghệ Thực phẩm

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tinh bột của khoai lang nằm trong thịt củ. Thịt củ là những tế bào nhu mô chứa tinh bột, tùy
theo kích thước, trọng lượng củ mà giữa các lớp tế bào nhu mô đôi khi còn có các lớp tế bào
dầy, mỏng khác nhau. Cấu tạo của các tế bào nhu mô chủ yếu là xenllulo được kết nối với nhau
bởi cơ chất pectin. Tầm quan trọng của nghiên cứu này là ảnh hưởng của các enzyme nội sinh
và enzyme thương mại (cystolase, pectinase và cellulase) đến việc phân hủy các tế bào nhu mô
dẫn đến khả năng giải phóng các hạt tinh bột có trong thịt củ.
Các thí nghiệm cho thấy rằng enzyme tự có (nội sinh) không ảnh hưởng đến việc chiết xuất
thu hồi tinh bột. Tuy nhiên, việc bổ sung enzyme thương mại đã được tìm thấy hiệu quả chiết
xuất tinh bột làm tăng đáng kể ngay cả ở nồng độ enzyme thấp. Chúng tôi đã nghiên cứu thấy
rằng enzyme cellulase với nồng độ 0,2% (v/w) đã tăng hiệu quả chiết tách và hiệu suất thu
hồi tinh bột lên đến 92,4%, trong khi đó chiết tách tinh bột truyền thống hiệu suất thu hồi chỉ
đạt 75-78%. Bên cạnh đó việc bổ sung hỗn hợp của 2 enzyme cytolase và pectinase ở nồng
độ 0,1% -0,1% cũng làm tăng hiệu quả thu hồi. Việc nghiên cứu này đã chỉ ra rằng sử dụng
enzyme để chiết tách là một phương án tốt để thu tinh bột, thời gian và nhiệt độ thích hợp cho
hoạt động của các enzyme trong quá trình chiết tách cũng được đề cập trong nội dung nghiên
cứu này. Việc sử dụng enzyme chiết tách có thể thay thế được công đoạn nghiền mà vẫn có thể
phá vỡ các sợi xenllulo để giải phóng ra các hạt tinh bột, dẫn đến tiết kiệm chi phí cho các công
đoạn nghiền. Do đó chiết xuất có sử dụng enzyme trong nghiên cứu này sẽ làm tăng năng suất
và chất lượng tinh bột.

Chi tiết bài viết